Monday, December 12, 2022

Thánh Phaolô hôm nay

Để tìm kiếm người dẫn dắt hoàn hảo nhất cho trọn vẹn mầu nhiệm cứu độ nhân loại của Chúa Ki-tô, Cha Alberione tìm đến với Thánh Phaolô. Cha đã trở thành một trong những môn đệ và người noi gương Thánh Phaolô nhiệt thành nhất của thời hiện đại. Thông qua những tổ chức đa dạng và các phương tiện truyền thông xã hội được sử dụng như một công cuộc tông đồ, Cha Alberione nỗ lực làm sống lại trong lại Giáo Hội hình ảnh vị Tông đồ dân ngoại. Thánh Phaolô sẽ làm gì trong thời đại này? Ngài sẽ yêu mến Chúa Ki-tô trong bối cảnh ngày nay như thế nào? Ngài sẽ làm gì để loan báo sứ điệp cho con người của thời đại chúng ta? Do đó, Thánh Phaolô trở thành quan thầy hai hội dòng của Cha Alberione, một số nhà thờ, hàng trăm nhà sách, xưởng phim và nhiều công cuộc tông đồ khác mà Cha muốn chúng được nuôi dưỡng và nâng đỡ bởi tinh thần cởi mở và lòng dũng cảm cao độ của Thánh Phaolô.

  • Gia đình Thánh Phaolô được dựng nên bởi vị Tông đồ dân ngoại như là một phương thế để tiếp tục công việc của Ngài. Thánh Phaolô lại tiếp tục sống, nhưng ngày nay bao gồm nhiều thành viên. Chúng ta không chọn Thánh Phaolô nhưng chính ngài đã chọn và kêu gọi chúng ta. Nếu còn sống, ngài sẽ làm gì? Ngài sẽ chu toàn hai điều răn trọng đại như ngài đã biết cách chu toàn chúng: yêu mến Thiên Chúa với hết lòng, hết sức lực, hết trí khôn mình, và yêu tha nhân hết mực, bởi vì ngài yêu mến Đức Ki-tô. “Đức Ki-tô sống trong tôi”.

    Ngài sẽ sử dụng những bục giảng vĩ đại nhất của thời đại tiến bộ này: báo chí, phim ảnh, đài phát thanh, truyền hình để loan báo sự khám phá kỳ thú về giáo huấn tình yêu và về ơn cứu độ gặp thấy trong Tin Mừng của Chúa Giê-su Ki-tô. Thánh Phaolô biến chính ngài thành “khuôn mẫu” cho chúng ta. (Pr SP 291)
  • Trước khi Hội dòng được đặt dưới sự bảo trợ của Thánh Phaolô, rất nhiều lời cầu nguyện đã được dâng tiến. Một vị thánh trổi vượt về sự thánh thiện và đồng thời là một mẫu gương cho việc tông đồ được cần đến. Nơi bản thân ngài, Thánh Phaolô đã kết hợp sự thánh thiện và việc tông đồ. Ngài thực sự yêu mến Chúa Giêsu Ki-tô: “Điều gì có thể tách tôi ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Không gì có thể, dù sự sống hay cái chết”. Sau đã phục vụ Chúa Ki-tô, ngài dũng cảm chịu tử đạo bằng việc bị chém đầu. “Dù sự sống hay sự chết cũng không thể tách tôi ra khỏi Đức Ki-tô”. Trước khi làm chứng cách tột cùng cho Thầy, ngài đã hiến cả đời cho việc tông đồ. Chúng ta thường dồn mọi sự chú ý vào hoạt động của Thánh Phaolô, song trước hết ta nên để ý đến lòng đạo đức của ngài. (Pr SP 302)
  • Chúng ta bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đối với Thánh Phaolô như là vị sáng lập đích thực của Hội dòng. Quả thật, ngài là cha, thầy dạy, mẫu gương và đấng bảo trợ của hội dòng. Ngài tạo lập gia đình này bằng sự can thiệp về vật chất và tinh thần mà ngay cả bây giờ nhìn lại, chúng ta cũng không thể hiểu rõ về việc ấy, càng không thể giải thích được. Mọi sự là của Thánh Phaolô. Hội dòng thuộc về ngài – người giải thích hoàn hảo nhất của Thầy Chí Thánh. Chính ngài đã đem Tin Mừng cho các dân tộc và kêu gọi các dân tộc đến với Chúa Ki-tô. Sự hiện diện của ngài trong thần học, giáo huấn luân lý, tổ chức Giáo hội, việc ngài thích nghi các hoạt động tông đồ và phương tiện của nó đối với thời đại vẫn sâu sắc, mạnh mẽ và sẽ còn giữ mãi như thế cho đến ngày tận thế. Ngài thúc đẩy, soi sáng và chăm sóc mọi việc. Ngài là người hướng dẫn, người quản lý tài chính, người bảo vệ, người nâng đỡ bất cứ nơi đâu Gia đình Phaolô được thiết lập. Thánh Phaolô xứng đáng với ngôi nhà thờ đầu tiên và bức phù điêu tuyệt vời của nó (nhà thờ “Vinh quang của Thánh Phaolô” Cha Alberione xây dựng) chứng tỏ thánh nhân tiếp tục công cuộc tông đồ của mình và bày tỏ tấm lòng hiền phụ đối với các con cái ngài.

    Ai ưa thích đọc Thánh Phaolô đều có một linh hồn vững vàng. (SP 414)
Share:

Friday, November 11, 2022

Trở nên Chúa Giêsu

Noi gương Thánh Phaolô, Nữ tử Thánh Phaolô tận hiến đời mình để trở nên tông đồ của Chúa Giêsu cho thế hệ hôm nay, loan báo tin mừng hòa giải giữa loài người và Thiên Chúa nhờ công việc cứu rỗi của Chúa Giêsu, qua những bản in ấn, những trao đổi mà phương tiện thông tin liên lạc thời đại cho phép. Thánh Phaolô đã trở nên người du hành của Chúa, đi khắp nơi để rao giảng Tin Mừng, dạy dỗ mọi người rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, lập các nhóm Kitô giáo, hướng dẫn đoàn chiên của Chúa qua các lá thư ngài viết. Thánh Phaolô, sau khi đã lãnh nhận mạc khải về Chúa Giêsu Phục Sinh, sống không vì một nguồn lực nào khác ngoài trừ tình yêu của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chịu đóng đanh trên thập giá cho ngài. Thánh Phaolô được thu hút và nắm đoạt bởi Đức Kitô, được thúc đẩy bởi Thần Khí của Chúa Kitô để rao giáng Tin Mừng. Nữ Tử Thánh Phaolô nhận lấy nguồn lực sức sống này của Thánh Phaolô làm động lực cho việc tông đồ của mình.

  • Tông đồ là một người có Chúa trong tâm hồn và tỏa lộ Ngài cho những người xung quanh.
  • Tông đồ là một vị thánh tích lũy kho tàng và trao tặng phần thặng dư của kho tàng đó cho nhân loại.
  • Tông đồ là môt người có trái tim nồng cháy với tình yêu của Chúa và tha nhân.
  • Tông đồ là bình sành được chọn để tuôn tràn hồng ân của Thiên Chúa và những linh hồn đang khao khát được uống thỏa thuê.
  • Tông đồ là đền thờ của Chúa Ba Ngôi, nơi Chúa chủ động cách tuyệt hảo. ...Người tông đồ biểu lộ sự hiện diện của Chúa qua hết mọi tỉ mỉ—qua lời nói, việc làm, việc cầu nguyện, cử chỉ, thái độ, dù là nơi công cộng hay trong phòng kín—tất cả con người của họ.
  • Sống đời Chúa! Và trao tặng Chúa!
--Chân Phước Giacômô Alberione
Share:

Tuesday, October 18, 2022

Ngày Lễ của Chân phước Timôthê Giaccardo, 19 tháng 10

Bài đọc 2 trong Kinh Sách cho ngày lễ của Chân phước Timôthê Giaccardo

Từ sách Queen of the Apostles của Chân phước Timôthê Giaccardo (Xuất bản lần thứ 2. Pp.177ff.XVI Xem xét).

Việc tông đồ của in ấn là việc rao giảng lời Chúa bằng văn bản, được thực hiện bởi thẩm quyền của Hội thánh.

Đức Maria Chí Thánh là Nữ Vương của việc tông đồ in ấn, vì Mẹ là Nữ Vương các Thánh Tông đồ, và việc tông đồ in ấn, theo ĐGH Piô XI, “là một hoạt động có tính cách tông đồ nhất mà một người có thể thực hiện.” Chúng ta vẫn gọi Đức Maria Nữ Vương dịu dàng và uy quyền của các Tông Đồ, Nữ Vương của việc in ấn, vì việc in ấn không làm mất đi vương quyền hoàn cầu của Đức Trinh Nữ và giúp đem mọi sự dưới quyền lực của Mẹ.

Truyền thông in ấn mà Nữ Vương của nó là người Mẹ thánh thiện, là Phúc Âm đến từ Tông tòa Thánh Phêrô: vì phương tiện truyền thông này, Đức Maria là Nữ Vương của tình yêu, đấng soi sáng, an ủi, chúc phúc và ban thưởng. Hãy tin vào truyền thông in ấn Công Giáo vì nó được đặt dưới sự chỉ huy của Đức Maria; hãy sợ những in ấn chống lại Mẹ Maria vì nó tìm cắn gót Mẹ. Việc tông đồ in ấn, được diễn tả qua sách vở và báo chí, là lời của Thiên Chúa hằng sống và đầy tình yêu, tương tự như việc giảng dạy lời hằng sống của Đấng Cứu Độ, được diễn tả qua âm thanh của tiếng nói.

Việc tông đồ của báo chí là rao giảng lời Chúa bằng văn bản, được  thực hiện bởi thẩm quyền của Giáo Hội. Vì thế đây là việc công bố, bảo vệ, giải thích, truyền bá, áp dụng và phổ biến tin mừng mà đã lãnh nhận từ Giáo Hội Công Giáo. Đây là sự phổ biến lời của ĐTC, dù là lời trang trọng và không thể sai lầm hay là lời thường huấn, hoàn vũ và chắc chắn của quyền giáo huấn của Giáo Hội. Việc tông đồ của phương tiện in ấn là điều hoàn toàn siêu nhiên vì điều mà nó hướng về, lệnh truyền mà từ đó nó phát xuất, đối tượng mà nó phục vụ, và quyền bính mà từ đó nó hoạt động. Nhưng dĩ nhiên phương tiện in ấn là một vương quốc, và Đức Maria cầm quyền của vương quốc này.

Hiện tượng của phương tiện in ấn hiện nay có lẽ là biểu hiện chủ yếu trong lĩnh vực hoạt động của con người, và một trong những phương kế của lòng nhiệt thành.

Phần nhiều những hoạt động trí óc của con người được dành riêng cho phương tiện in ấn. Báo chí là sự đói khát của ngày hôm nay, hơi thở của ngày hôm nay; báo chí đưa ra những ý tưởng, hướng dẫn ý chí, hình thành lương tâm, chiếm ưu thế trên ý kiến công chúng.

Báo chí, những in ấn, được mọi người biết đến với cái tên rất “đúng và biểu cảm”, “ông vua của thời đại”; nhờ các in ấn mà nhân loại nhận ra Đức Maria rất thánh là Nữ Vương.

Việc tông đồ in ấn, tương tự như việc giảng dạy, là một bí tích cao cả của Giáo Hội; vì là sự phổ biến Mặc khải, việc tông đồ in ấn tham dự vào mầu nhiệm cao cả của công việc cứu độ, đó là, sự thật, đường và sự sống.

Thiên Chúa là tác giả đầu tiên. Ngài đã ra lệnh để viết, như Ngài đã ra lệnh để giảng dạy, nhưng thường xuyên hơn, Ngài ra lệnh để viết. Đây là sự bác ái của ánh sáng, của đức tin; là con đường dẫn đến ân sủng, đến với sự cứu độ và niềm vui.

Thánh Phaolô là một vị tông đồ nhiệt thành nhất, tuy nhiên những người biết thần khí của ngài cách sâu sắc nói với chúng ta: nếu Thánh Phaolô trở lại với thế giới hôm nay, ngài sẽ là một nhà báo: “Cái viết là miệng lưỡi của tôi.” Đức Maria Rất Thánh hướng ánh mắt và tất cả trái tim trên thông tin hùng vĩ của sự tốt lành mà Chúa Quan Phòng đã trao ban cho thế giới.

Share:

Friday, September 23, 2022

Tông đồ của Lời Chúa

Tông đồ của Lời Chúa

Cha Alberione đã thấu hiểu tầm quan trọng của Lời Chúa ngay từ những năm còn là chủng sinh, trong “trường học” của thánh Tông đồ Phaolô, là đấng “được dành riêng” cho Tin Mừng và được sai đi loan báo Tin Mừng cho mọi dân tộc. Cha viết: “Có lần trong những giờ chầu Thánh Thể, tôi nhận được một ánh sáng rất rõ rệt liên quan đến kho tàng quý giá mà Chúa Giêsu muốn ban cho Gia đình Phaolô, ấy là việc loan báo Tin Mừng.” Trong ánh sáng ấy, Cha Alberione hiểu được ba điều:

- Tin Mừng kết hợp với giáo lý phải đi vào mọi gia đình;
- Tin Mừng phải được giải thích theo ý Giáo Hội — vì vậy, phải có những chú thích mang tính giáo lý ở cuối mỗi trang: tín lý, luân lý và phụng vụ.
- Tin Mừng phải được tôn kính cách đặc biệt, phải được giữ gìn cách kính trọng; và việc giảng thuyết—hơn là những gì đã và đang được thực hành—phải trao ban Lời Chúa và phải được mô phỏng theo Lời Chúa.

Trên hết, Tin Mừng phải được sống trong trí óc, trong trái tim và trong hành động. Đau lòng khi nhận thấy Tin Mừng ít được người ta đọc vào thời điểm lúc ấy, và Tin Mừng— “sách của Thiên Chúa, sách của con người”—vẫn còn xa lạ, không chỉ với các Kitô hữu, mà còn với cả hàng giáo sĩ và giới tu sĩ, Cha Alberione đã bắt đầu công việc truyền bá Sách Thánh và Tin Mừng, với sự trợ giúp của các sinh viên trong chủng viện.

Mỗi năm, vào dịp lễ Thánh Cêcilia, Cha Alberione đều ngừng lại để suy ngắm những lời ghi trong phụng vụ về lễ này: “Trinh nữ Cêcilia luôn mang theo Tin Mừng của Đức Kitô trên trái tim của thánh nữ…” Cha cũng đã mang theo Tin Mừng này trong suốt cuộc đời cha. Và chương trình quan trọng này đã sinh nhiều hoa trái dồi dào cho các con cái của cha. Cha viết cho họ như sau: : “Sự phổ biến Thánh Kinh phải là mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động tông đồ của chúng ta”.

“Chúng ta được sinh ra từ Lời Chúa, cho Lời Chúa và trong Lời Chúa. Vì thế, chúng ta phải chắc chắn rằng tất cả những sách, phim, truyền hình, ghi âm, v.v… của chúng ta sẽ luôn là và chỉ là một sự nối dài, một tiếng vọng lại, một sự tiếp tục, một sự toả sáng của Kinh Thánh, mà đặc biệt là của Phúc Âm”. Thánh Phaolô là người hướng dẫn của chúng ta về điểm này.

Share:

Friday, September 16, 2022

Sự bảo đảm và chương trình của Chúa

Chính xác là trong suốt kỳ hạn thử thách khắc nghiệt của căn bệnh, suốt những năm đầu đảm trách công việc, khi mà sự hiện diện của cha là hết sức cần thiết, thì Thầy Chí Thánh—với toàn thân tỏa sáng—đã hiện ra với cha trong một giấc mơ nhiệm mầu và đã làm cho cha vững tâm: “Đừng sợ! Thầy ở với các con. Từ đây (Nhà Tạm) Thầy sẽ soi sáng. Hãy sống với tâm hồn sám hối.”

Khi Cha Alberione kể lại cho cha linh hướng giấc mơ của mình, vị này đã nói: “Hãy an lòng. Mơ hay không, những lời được nói ra là những lời thánh. Con hãy làm cho những lời ấy trở nên chương trình thực tiễn của đời sống và ánh sáng soi cho chính con và cho tất cả các thành viên của Gia đình Phaolô.” Những lời này―“trọng tâm Thánh Thể” này―tạo nên nền tảng của Gia đình Phaolô, và là “nguồn mạch” từ đó phát sinh mọi sự. Trong tất cả các nguyện đường của dòng Thánh Phaolô, người ta đều thấy những câu chữ này nằm ở gần Nhà Tạm. Việc tôn thờ Thánh Thể là cội rễ của đời sống cầu nguyện cũng như của công việc tông đồ trong mọi dạng thức: “Chính từ nơi đây.”

Những dự án đã lần lượt phát triển, như ngọn lửa bùng cháy, và luôn luôn ở vào những thời điểm xem ra khó khăn nhất. Ngay cả đến cuộc sống của Cha Sáng Lập cũng bị đe dọa vì công việc cá biệt mà cha sắp thực hiện (điều này xảy ra ở Torinô vào năm 1921). Nhưng những sự khó kia dường như lại giúp cho cuộc sống được có thêm những khởi xướng. Cha Alberione và những người con của cha biết rằng mọi sự đều là quà tặng và là công trình của Chúa Giêsu Thánh Thể. Cha luôn giáo huấn cách thức để biện phân những yếu tố nào trong ơn gọi đến từ Thiên Chúa và những yếu tố nào đến từ con người. “Mọi danh dự và vinh quang là của Chúa; mọi khinh bỉ là của chúng ta.” Trên nền tảng của sự khiêm hạ này, công việc bén rễ và phát triển vượt xa những gì đã được hình dung.

Share:

Friday, September 2, 2022

Thiên Chúa luôn đáp lời và ra tay cứu giúp

Từ năm 1914 [những năm đầu của việc thành lập Gia đình Phaolô], từ những chỗ ở đầu tiên―hầu hết là những khu nhà thuê bất đắc dĩ, nghèo hèn, không thoải mái―chúng tôi chuyển đến cơ sở của Nhà tại Alba năm 1920, chẳng bao lâu sau được mở rộng để có thể là chỗ ở cho những thanh thiếu niên gia nhập hội dòng ngày càng đông.

Luôn luôn như thế, mọi sự được khai sinh và lớn lên từ giữa những khó khăn không thể tin nổi. Chính Cha Alberione đã nói về điều này như sau: “Nhiều lúc những nhu cầu cơ bản trở nên khẩn cấp và nghiêm trọng, và mọi hy vọng cũng như sáng kiến của con người đều bế tắc. Chúng ta cầu nguyện và tìm cách bỏ đi những cám dỗ tội lỗi nghịch với đức nghèo khó… Và sau đó, những giải pháp không hề được nghĩ tới lại xuất hiện. Tiền bạc đã đến từ những khoản cho vay ngắn hạn hoặc từ những nhà hảo tâm mới. Mọi thứ khác xảy ra mà tôi không thể nào lý giải được. Năm tháng trôi qua; nhiều người dự đoán là sẽ phá sản, những cáo buộc về rối loạn tâm thần cũng dần tan biến và mọi sự lại có kết cục tốt đẹp dù phải rất cố gắng. Không chủ nợ nào bị mất một xu, và những nhà cung cấp, những thợ nề, những công ty… tất cả vẫn tiếp tục tin cậy chúng ta. Có nhiều nhà hảo tâm đã giúp đỡ nhiều lần! Nhưng thực tế cũng có nhiều chống đối. Cha Giaccardo đã từng nói: ‘Tôi cảm thấy tiếc thay cho những ai cố tình phản đối chúng ta, ngay cả khi họ có niềm tin vững mạnh. Tôi biết một số người trong họ đã bị trừng phạt.’”

Tuy nhiên, Cha Alberione vẫn thường hay trả lời rằng: “Tôi biết có rất nhiều người được phúc lành vì đã gởi những ơn gọi đến cho Thánh Phaolô và đã giúp đỡ chúng ta.”

Bí quyết của thành quả đáng mừng này là gì? Chỉ là đức tin.

Bằng chứng được Chúa cứu

Thiên Chúa luôn đáp lời và ra tay cứu giúp khi ta phải đối mặt với những nỗi lo sợ. Cha Alberione rất can đảm nhưng đồng thời cũng rất lo sợ: “Tôi sợ rằng mình khinh suất nghiêm trọng trong việc tập hợp những người này cho một sứ vụ có nguy cơ chết yểu nếu bỏ cuộc giữa chừng.”

Nhưng Cha Alberione đã không còn do dự nữa sau khi vị linh hướng của cha bảo cha rằng: “Chúa Giêsu sẽ chu cấp và chăm lo tốt hơn cho cha; cha hãy tin tưởng mà tiến bước.”

Lời cầu nguyện của Cha Alberione được Chúa chấp nhận, và cha đã được nghe những lời này “bên trong” tâm hồn mình: “Con có thể sai lầm, nhưng Ta không sai lầm. Mọi ơn kêu gọi đều chỉ phát xuất từ nơi Ta, không phải nơi con. Đó là dấu bề ngoài cho biết Ta ở với Gia đình Phaolô.”

Và Cha Alberione đã tín thác, ngay cả khi chứng bệnh lao phổi đã đe dọa lấy đi tất cả của cha. Để rồi sau đó, cha chỉ còn giữ lại sự khiêm nhường và tin tưởng. Công việc là của Chúa, không phải của cha. Vậy tại sao phải sợ? Và niềm tin của cha không hề lay chuyển.

Share:

Thursday, August 25, 2022

Chúa Giêsu Thánh Thể

Chúa Giêsu Thánh Thể chính là nguồn mạch và là tâm điểm công việc tông đồ của Cha Alberione. Ở đây chứa đựng lời giải thích duy nhất về hoa quả sum sê của cha. Không có Thánh Thể, việc tông đồ không thể sinh hoa kết quả.

“Con được sinh ra từ Thánh Thể.” Với những ngôn từ giản dị và rõ nét, Cha Alberione đã thuật lại giấc mơ mà cha đã gặp “trong lúc hết sức khó khăn.” Thầy Giêsu đã nói với cha: “Đừng sợ. Ta ở với con. Từ đây Ta muốn chiếu sáng. Hãy sống đời sám hối.” “Cụm từ  ‘từ đây’ đến từ Nhà Tạm, rất mạnh mẽ như là để cha hiểu rằng mọi ánh sáng phải được đón nhận từ Thầy Giêsu.”

Vì lý do này, Cha Alberione không muốn Chúa Giêsu ở lại một mình trong các nhà thờ của dòng Phaolô. Đó là lý do tại sao hết thảy các thành viên của Gia đình Phaolô phải tôn thờ bí tích Thánh Thể nhiều giờ, tùy vào những quy luật của các Hội dòng. Vì lý do này, các chị dòng Nữ Môn Đệ đặc biệt chầu Thánh Thể hai giờ đồng hồ mỗi ngày. Không có tu sĩ Phaolô nào được phép mải mê công việc mà bỏ quên đi điều thiết yếu. Cha Alberione đã lưu ý đến lời cảnh cáo của Thánh Kinh: “Nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công.”

Bản thân cha là bậc thầy của việc chầu kính Thánh Thể và của đời sống Thánh Thể, hằng ngày trung thành với 2 tiếng cầu nguyện trước Nhà Tạm: “Gia đình Phaolô được sinh ra từ Nhà Tạm. Các con được sinh ra từ Thánh Thể và Chén thánh…. Bao lâu các con trung tín với nguồn mạch này mà từ đó các con được sinh ra, các con sẽ có ân sủng và sự sống.”

Share:

Wednesday, August 24, 2022

Những ân ban của Thiên Chúa

Cha Alberione suốt cả cuộc đời đã tôn nhận thánh Tông Đồ Phaolô không chỉ làm người bảo trợ và thầy dạy, mà còn là kiểu mẫu, một kiểu mẫu được quý chuộng bởi vì thánh nhân được Thiên Chúa ban cho những ân sủng hết sức đặc biệt.

Như Thánh Phaolô, duy một lần ám chỉ đến những ân sủng này khi ngài viết, dường như để tự biện minh cho việc được đưa lên tầng trời thứ ba, thì cũng vậy, Cha Alberione đã viết một cách e dè rằng “dường như bị Thiên Chúa nài ép phải nhận lấy một số ân sủng đặc biệt.”

Như Thánh Phaolô đã xem thấy Thiên Chúa và đã nói về Ngài, thì cũng vậy, Cha Alberione đã từng có một huyền bí xảy đến trong cuộc đời của Cha. Cha đã gặp thấy Thầy Chí Thánh và thưa chuyện với Ngài.

“Tôi đã thấy Chúa.”

Cũng vậy, để hỗ trợ người Tôi Tớ Chúa trong vô số thử thách mà Cha đã phải chịu vì lòng yêu mến Giáo Hội và các dân tộc, Chúa Kitô đã nói những lời đầy ánh sáng và an ủi này:

“Từ đây Ta muốn chiếu sáng.” Cũng thế, Cha đã nhìn thấy và thưa chuyện với Đức Trinh Nữ Maria. Cha đã thuật lại giấc mơ vào thiên đàng của Cha sau này. Sau Công đồng, Cha đã nói một cách rõ rệt: “Đức Maria đã nói với tôi: ‘Giờ đây hãy làm cho Mẹ được nhận biết với tước hiệu Mẹ Ân Sủng, Đấng Trung Gian của mọi ân sủng cho toàn vũ trụ.’”

Cha Alberione luôn lẩn tránh những gì có thể tiết lộ những ân sủng này. Cha sử dụng chúng cho con cái Cha trong một cách thế hết sức giới hạn, để bản thân họ chỉ có thể phỏng đoán hơn là biết chắc. Cha chỉ nói với họ những gì Cha tin là tuyệt đối cần thiết để giúp họ kiên vững trong ơn gọi và bảo đảm rằng Thiên Chúa ở với họ nơi người mà Chúa chọn nhằm hướng dẫn họ.

Cũng như nhờ Thánh Phaolô, Thiên Chúa đã làm nhiều phép lạ phi thường – như đọc thấy trong sách Công vụ Tông đồ – thì cũng vậy, nhờ bởi đời sống của Cha Alberione, Thiên Chúa cũng đã làm những điều kỳ diệu. Tuy nhiên, Cha Alberione mong muốn những điều này luôn được giữ kín, dù cho đó là những điều hết sức bình thường.

Có lần một trong những môn sinh của Cha ở Genoa đặt vấn đề:

“Nhưng thưa Cha, Cha biết là con đang phân vân, vì mọi điều Cha nói với con – và không chỉ cho riêng con, nhưng cho tất cả chúng con – đã xảy ra, đã thực sự xảy ra hay không?”

Cha Alberione trả lời: “Cha không bao giờ tự mình nói với con điều gì, không bao giờ theo ý riêng Cha.” Và Cha đã khẳng định lại điều này khi viết: “Hãy nhớ rằng thậm chí từ những điều rất nhỏ mọn, như cách phân chia và trao phó cho các con, thì không phải là ý muốn của con người, mà là ý muốn của Thiên Chúa.”

Khi có thể thu thập lần cuối tất cả những bằng chứng của những con trai và con gái của Cha Alberione có liên quan đến vấn đề này, chúng tôi sẽ có một chương bàn về cuộc đời của Cha mà không ai có thể tưởng tượng được, rực rỡ như một bức tranh ghép mảnh với hàng ngàn màu sắc, biến đổi từ những miếng ghép hết sức phi thường sang những miếng ghép hết sức bình thường, nhưng không kém đi phần kinh ngạc.

Nhiều người chứng kiến về những sự kiện khác thường này hiện vẫn còn sống, và nhờ họ mà những thông tin phong phú này được góp nhặt lại.

Lúc Cha Alberione còn là một linh mục trẻ đang thi hành sứ vụ giúp mục vụ ở Narzole, thì có một phụ nữ hấp hối, mà Cha đã tới thăm viếng trong khi bà chịu bệnh, đã qua đời, và thân nhân của người quá cố đã đi gọi Cha, vì Cha đang ở bên ngoài nhà xứ. Trở về, Cha Alberione một mình đến viếng thi hài người quá cố và hỏi: “Bà muốn gì? Sao bà lại gọi tôi?”

Người chết liền mở mắt và nói chuyện với Cha. Những người trong phòng phải rời khỏi phòng và Cha Alberione một mình lắng nghe bà. Rồi Cha hỏi bà: “Bây giờ bà muốn về cõi vĩnh hằng hay muốn ở lại đây?” Bà trả lời: “Con ao ước được ở cõi vĩnh hằng.” Rồi bà bình thản chìm lại vào cõi chết.

Sự kiện này được thuật lại bởi một người lúc ấy đã sống ở Narzole. Khi chuyện này trở nên phổ biến, thì người có thể chứng nhận nhân danh mình, đã hỏi Cha Alberione xem điều này liệu đã xảy ra chăng và thực hư thế nào, Cha Alberione chỉ trả lời với những từ ngữ rõ ràng và chính xác, những từ được viết lại ngay trước sự chứng kiến của Cha: “Chắc chắn trong trường hợp ấy, Thiên Chúa đã can thiệp bằng một cách thức ngoại thường.” Cha không nói gì thêm nữa nhưng ai đã biết Cha Alberione, biết là Cha đã nói quá nhiều.

Vào năm 1922, người ta không thể đóng nắp quan tài của một chị nữ tu dòng Nữ Tử Thánh Phaolô trẻ tuổi bởi vì đôi bàn tay của chị nữ tu quá cố này được đặt ở vị trí quá cao. Và không ai có thể hạ thấp chúng xuống được. Người ta đã mời Cha Alberione đến, và Cha đã nói trước sự chứng kiến của tất cả mọi người đang hiện diện ở đó như sau: “Antoinette ơi, con đã luôn luôn vâng lời khi con còn sống; vậy con hãy vâng lời lần nữa đi. Hãy hạ thấp đôi bàn tay con xuống!” Và với cái chạm nhẹ của Cha, đôi bàn tay của chị nữ tu quá cố liền tự hạ thấp xuống.

Share:

Thursday, August 18, 2022

Việc tông đồ: làm lan tỏa Đức Kitô

Cha Alberione đã khai sinh Gia Đình Thánh Phaolô nhắm mục đích làm việc tông đồ, chính mục đích này thúc đẩy rất nhiều hoạt động qua đó Lời Chúa được trình bày trong những hình thức hiện đại.

Do đó, hoạt động tông đồ đặt nền cho tất cả các ý tưởng của Cha Albrione. Được hướng dẫn bởi thánh Phao-lô, Cha không ngừng nghiên cứu nội dung, nguồn mạch của việc tông đồ, và sức mạnh thiêng liêng cần thiết để nâng đỡ nó. Vì thế, liên quan đến bản chất của việc tông đồ, Cha Alberione nhấn mạnh ý niệm sâu sắc này việc tông đồ nhất thiết phát xuất không ngừng từ Đức Ki-tô, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại. Điều này đòi hỏi một thái độ sống hài hòa sống động giữa chiêm niệm và hoạt động, giữa mến Chúa và yêu người.

  • Tông đồ là người mang Chúa Giêsu trong linh hồn mình và chiếu toả Người ra xung quanh mình. Tông đồ là một người thánh tích luỹ kho báu và thông truyền sự dư dật của kho báu ấy cho loài người. Tông đồ có trái tim cháy lửa mến Chúa và yêu thương mọi người; họ không thể nào đè nén hay bóp nghẹt những gì họ cảm thấy và suy nghĩ.
  • Tông đồ là bình sành được chọn để tuôn tràn hồng ân của Thiên Chúa và những linh hồn đang khao khát được uống thỏa thuê.
  • Người tông đồ là một đền thờ của Chúa Ba Ngôi, Đấng tác động cao nhất trong họ. Một tác giả viết: người tông đồ rỉ Chúa ra từ mọi lỗ chân lông của mình – từ lời nói, công việc, lời cầu nguyện, cử chỉ, thái độ, dù lúc một mình hay khi với người khác – nghĩa là từ toàn thể con người của mình.
    Hãy sống bởi Thiên Chúa! Và hãy trao ban Thiên Chúa. (UPS IV 277)

    Bao nhiều lần bạn tự hỏi mình câu hỏi lớn này: Nhân loại đang đi về đâu, họ đang di chuyển như thế nào, họ đang nhắm mục tiêu nào khi không ngừng đổi mới chính mình trên mặt đất này? Nhân loại giống như một dòng sông cả đổ vào vĩnh cửu. Họ sẽ được cứu? Hay sẽ hư mất đời đời? (SC 232)

    Chúng ta phải thừa nhận rằng có những mầu nhiệm. Nhưng một điều chắc chắn: một số người tông đồ đùn đẩy công việc đến ngày mai (slept on the job). Họ là những ai? Phải chăng đó là những người đương thời của Đức Giêsu? Không, chính là những kẻ theo sau. Nếu tất cả các tông đồ cho đến nay đều là những vị thánh, thì thế giới hẳn đã biết về tình yêu của Chúa Giê-su khá hơn rồi! Vậy thì tại sao chúng ta không kếp hợp với nhau trong tình huynh đệ của cầu nguyện và hoạt động, để ít nhất đem giáo lý và Tin Mừng đến cho mọi người? (Pr A 274).
Share:

Sunday, July 17, 2022

Không bỏ phí thời gian

Tuy nhiên, Cha Alberione không phải là loại người chỉ đứng nhìn mà không làm gì cả. Là người lao động không biết mệt, Cha Alberione đã làm và đã dạy rằng cách nghỉ ngơi tốt nhất là thay đổi công việc.

Trong một bài viết đầy sức thuyết phục của mình, Cha Alberione đã viết một bài ca rất phấn khích về lao động. Bằng một điệu văn với chuyển động mạnh dần, cha định nghĩa lao động như là một con đường dẫn tới sự hoàn thiện, đặt mọi năng lực của một người, cả những năng lực thể lý vào việc phục vụ Chúa một cách tích cực: như một sự thể hiện lời khấn khó nghèo của người tu sĩ, như một sự nâng đỡ, một nghĩa vụ xã hội, như một nguồn mạch của sự khiêm nhường và sức khỏe, như một sự bảo vệ chống lại lười biếng và cám dỗ, như một phương cách để lập công và noi gương Chúa Giêsu.

Cha tin rằng một trở ngại duy nhất có thể ngăn cản công việc hoặc làm cho nó trở thành vô ích, đó là tội lỗi.

Trong bản tin viết cho các Cộng tác viên, Cha nói: “Đối với việc tông đồ in ấn, ta có nhiều công việc để làm… Người ta gần như có thể nói rằng mọi năng khiếu và chuyên môn có thể tìm thấy sự phát triển của nó và ứng dụng của nó cho vinh quang của Chúa và bình an cho loài người. Một người có thể là nông dân, thợ máy, thợ mộc, thợ nề, thợ đóng giày, thợ làm bánh mì, tài xế, nhà sản xuất giấy, thợ thiếc, thợ điện, y tá, thợ xây, nhà điêu khắc, đầu bếp, thợ sắp chữ, thợ đúc bản in, thợ sắp chữ, một thợ in, thợ đóng sách, nhà văn, một thủ thư, hay bất cứ cái gì…

“Vậy thì có cái gì không được làm? Tội!

“Lãnh vực hoạt động tông đồ in ấn ngày nay của Dòng Thánh Phaolô quá rộng, để bằng cách này hay cách khác mọi việc tốt lành đều được bao gồm trong đó.”

Một người từng sống với Cha Alberione chứng thực rằng đời sống của Cha thật nhất quán với những lời dạy của Cha. Khi có điều gì sai trái diễn ra trong cộng đoàn, vị Sáng Lập thường khuyên mọi người đi xưng tội. Những lúc như thế cha cảm thấy đau buồn và không thể ăn uống được. Như thể sự dữ  ấy làm dạ dày cha đau nhói. Về vấn đề này, Cha Alberione thật quá nhạy cảm đến nỗi chỉ một hành vi bất tuân phục nhỏ nhoi thôi thì cũng đủ làm cha mắc bệnh.

Không phải tại công việc, chính tội lỗi mới khiến Cha Alberione bị rối loạn. Cha là người đầu tiên có mặt tại nơi làm việc. Cha gợi hứng cho các người cộng sự của cha hăng say làm việc trong hết mọi lãnh vực, từ viết lách, in ấn cho đến việc phổ biến tài liệu. Tuy nhiên, thể tạng của Alberione rất yếu ớt. Khi Cha mắc bệnh lao phổi ít lâu sau khi bắt đầu công việc—khoảng giữa những năm 1923 và 1924—các bác sĩ đã tuyên bố cha chỉ sống được một năm rưỡi nữa thôi. Họ nói với Đức Giám mục: “Chẳng cứu được đâu, bệnh lao phổi sắp đưa cha đi rồi!”

Được chữa lành một cách lạ lùng, cha nói rằng cha mang ơn Thánh Phaolô, rồi lại tiếp tục công việc như không có gì xảy ra. “Chính Thánh Phaolô đã cứu chữa tôi!” Một niềm hân hoan trào dâng từ lòng biết ơn và cố gắng của cha càng tăng cao: Cha được chữa lành để có thể trao hiến mình hoàn toàn. Và Cha đã biết cách đáp ứng.

Không phải là cường điệu khi nói rằng Cha Alberione đã không khi nào để mất một giờ trong cuộc đời mình, và Cha luôn biểu lộ một sự chịu đựng ghê gớm trước mọi gian khổ, đau đớn thể xác và việc hãm mình đền tội.

Điều này cũng thật đúng ngay cả về những việc đền tội theo nghĩa chặt nhất của từ này, qua việc cha dùng một áo nhặm để tự hành xác. Chị nữ tu dọn phòng cho Cha Alberione thường thấy những dụng cụ đền tội của cha và chị đã đem giấu chúng trên nóc tủ. Thế nhưng đều đặn vào mỗi buổi sáng, chị lại thấy những dụng cụ kia nằm ở bên dưới chiếc gối ngủ của Cha.

Những việc đền tội khác của Cha Alberione là quỳ gối cầu nguyện lâu giờ mà không nhúc nhích (dù trên thực tế Cha bị bệnh viêm khớp xương sống), và ăn chay dài hạn.

Ít nhất mỗi tuần một lần, sau khi dâng Thánh lễ, Cha Alberione lui vào trong phòng riêng của cha và lưu lại đó cả ngày. Đôi lúc cha hành động như vậy suốt nhiều ngày liên tiếp. Sau đó, Cha lại trở về với lối sống thường nhật mà chẳng có chút dấu hiệu mỏi mệt hay sụt cân nào cả! Ngược lại, Cha rất tỉnh táo và lại còn có những năng lực và sáng kiến mới nữa.

Share:

Thursday, July 14, 2022

Tư tưởng của Cha Alberione — Về Cầu nguyện

Những lời của Cha Alberione về cầu nguyện tương hợp với thực hành cầu nguyện cá nhân sống động mà Cha thể hiện một cách mãnh liệt trong suốt cả đời. Tất cả những ai sống với Cha đều nhớ về Cha như một mẫu gương đầy ấn tượng ở điểm này.

Những lời của Cha về cầu nguyện trước hết nhắm đến các tu sĩ, cách riêng những ai được thánh hiến để làm việc tông đồ qua các phương tiện truyền thông xã hội. Theo Cha, họ đặc biệt cần có mối quan hệ mật thiết với Chúa để luôn giữ vững sức mạnh hoạt động tông đồ của mình. “Từ chiêm niệm đến hoạt động”.

Một trong những hình thức cầu nguyện chuyên biệt mà Cha Alberione đề nghị cách mạnh mẽ cho Gia đình Thánh Phao-lô là một giờ hằng ngày trước Chúa Giê-su Thánh Thể. Cha xem giờ này như một loại tiết học với Đức Ki-tô, Thầy Chí Thánh, Đấng là Đường, Sự Thật và Sự Sống.

Cha Alberione ước mong rằng một cách đặc biệt qua cuộc gặp gỡ này với Chúa, mỗi thành viên nhận thức rõ cốt yếu của linh đạo Thánh Phaolô: sự phát triển trọn vẹn của nhân vị nơi Đức Kitô, bắt chước Ngài bằng tất cả trí khôn, ý chí, trái tim và sức lực. Sự phát triển này diễn ra cho đến khi kinh nghiệm căn bản của Thánh Phao-lô trở thành sự thật: “Tôi sống, nhưng không phải là tôi, mà là chính Đức Ki-tô sống trong tôi”.

  • Những ai không đặt việc cầu nguyện ở vị trí ưu tiên số một thì không đáng danh tu sĩ và thật sự không phải là tu sĩ. (UPS II 9)
  • Việc cầu nguyện đặt tất cả sự hiện hữu của ta trước Chúa: tâm trí, ý chí, trái tim, thân xác. Những lời cầu nguyện xuất phát từ những điểm tín lý nền tảng của Giáo Hội và nhằm mục đích hình thành người tông đồ – tu sĩ, trong lúc vẫn chứa đầy tình cảm đạo đức mãnh liệt. Người nào trở nên quen với việc cầu nguyện và trung thành với thực hành này sẽ dần dần được soi sáng, được củng cố và hướng dẫn trong linh đạo Thánh Phaolô. (CISP 697)
  • Lòng đạo đức chân chính thấm nhập toàn bộ sự hiện hữu của chúng ta để nâng nó lên tới tình yêu của Thiên Chúa. Nó muốn đạt được cứu cánh của giới răn thứ nhất: Hãy mến Chúa với hết trí khôn, hết tình cảm, hết ý chí của mình. (UPS I 183)
  • Linh hồn kết hiệp với Chúa chỉ nói ngôn ngữ của tình yêu. Tất cả lời cầu nguyện của linh hồn ấy là sự diễn tả tình yêu Thiên Chúa. Nếu linh hồn đó xin một ân sủng tạm thời, thì đó là xin trong mức độ ân sủng ấy phải tương hợp với vinh quang Thiên Chúa. Tình yêu là nền tảng cho mọi lời cầu nguyện của linh hồn. Linh hồn tôn thờ vì tình yêu, tạ ơn vì tình yêu, xin ơn tha thứ tội lỗi cũng là vì tình yêu. (Pr VT 13)
  • Nghĩa vụ quan trọng và trước hết của con người, của Ki-tô hữu, tu sĩ, linh mục, là cầu nguyện.
  • Không có sự đóng góp nào chúng ta có thể làm cho Hội dòng lớn hơn việc cầu nguyện. Không có công việc nào hữu ích cho chúng ta hơn việc cầu nguyện. Không có công việc nào của linh mục sinh lợi cho Giáo Hội hơn việc cầu nguyện.
    Vì thế, việc cầu nguyện phải là trước hết, trên hết, nó phải là sự sống của tất cả.
Share:

Thursday, June 30, 2022

Có cái gì làm Cha Alberione lo sợ không?

Theo suy nghĩ của loài người, có cái gì làm Cha Alberione lo sợ không? Chẳng có gì cả. Đang khi xây cất tòa nhà ở Alba, Cha Sáng Lập đã không trả nổi số tiền nợ mua gạch là 10.000 đồng lia (tương đương với 6.000.000 đồng lia bây giờ). Bị mời ra hầu tòa, cha thừa nhận khoản nợ, nhưng đề nghị có thêm thời gian để trả, cũng như mua thêm một số gạch nữa rồi trả tiền sau. Lúc này, ông Sorba, chủ nợ, nổi giận đùng đùng tố cáo cha và yêu cầu tống con nợ này vào tù. Nhưng Cha Alberione không chút sợ hãi, ngài nói: “Thưa ông chánh án, thưa ông Sorba, lúc này tôi có thể đưa cho ông một số hoặc tất cả chàng trai của tôi đến và làm việc không công cho ông cho đến khi món nợ được trả xong. Nếu ông không chịu thì tôi đồng ý vào tù. Như thế thì tôi có thể nghỉ ngơi đôi chút, bởi vì tôi thật sự rất mệt mỏi và khó mà đứng nổi. Còn các chàng trai tội nghiệp của tôi, Chúa Quan Phòng sẽ chăm sóc họ.”

Mọi sự đã kết thúc với những lời buộc tội bị xóa bỏ, và toàn bộ món nợ cũng đã được ông Sorba xí xoá; ông là người có tấm lòng nhân hậu. Tuy nhiên, Cha Alberione hứa sẽ trả lại số nợ ấy, thậm chí phải ăn chay nếu cần. Nghe biết điều này, ông Sorba nói: “Ồ không, thưa linh mục thần học gia, cha đừng làm thế! Cha chỉ còn da bọc xương thôi! Tôi thấy bộ áo cha đang khoác trên đôi vai khẳng khiu của cha giống như được treo trên một chiếc móc áo vậy. Chúng ta hãy quên chuyện nợ nần đi. Từ nay sẽ không nhắc tới chuyện đó nữa!”

Vậy mọi chuyện có kết thúc ở đó không? Không hề! Cha Alberione đã cho xây một lò nung gạch. Đó là một lò nung rất thô sơ, thế nhưng các chàng trai của Cha Alberione đã làm công việc sản xuất gạch quá nhiệt tình đến nỗi dẫn tới một cuộc cạnh tranh với ông Sorba. Thoạt đầu, ông Sorba rất tức giận, nhưng sau đó, ông suy ngẫm về những việc Cha Alberione đã làm và đã giúp cho những người khác cũng như để nuôi sống những chàng trai của cha. Ông Sorba đã bỏ qua mọi chuyện; ông cũng được thêm một chút công trạng nữa. Và câu chuyện kết thúc như sau: “Hãy cẩn thận! Chớ có đụng vào Cha Alberione! Ngài không trả tiền, không vào tù mà lại còn cạnh tranh với bạn! Và giờ đây luật sư bảo tôi là phải cám ơn cha!... Tuy nhiên, Cha Alberione quả là rất táo bạo!”

Đúng vậy, Cha Alberione là một người có lý tưởng cao, nhưng lý tưởng ấy không khi nào tách rời khỏi cảm thức thực tiễn: những công trình đẹp đẽ, những công việc thực tiễn. Đó là cách của cha: đơn giản và táo bạo, thực tế và quyết đoán ở góc độ nhân bản; còn dưới góc độ đức tin, cha thật anh dũng trong niềm tin yêu và hy vọng.

Share:

Thursday, June 9, 2022

Nền tảng linh đạo của Thánh Phaolô trong cuộc đời của Cha Alberione

Theo thánh Phaolô, mục đích của cuộc sống là được trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô và con đường đi đến đích đó, là noi gương Ngài, bước sát theo Chúa Giêsu Kitô.

“Noi gương Chúa Giêsu Kitô: bằng việc nắm chặt vào những gì là nghèo hèn nhất, bị khinh bỉ nhất, xấu hổ nhất theo mức độ như thể điều này là phần đóng góp của tôi.”

“Làm mọi sự cho vinh quang của Chúa nhờ và qua Đức Giêsu Kitô, được dâng hiến lên đến Chúa Cha, như được thực hiện trong lời nguyện: ‘Chính nhờ Người, với Người và trong Người.’ Chúa Giêsu Kitô trong tôi là: Đấng Tôn Thờ [Thiên Chúa Cha], Đấng Cứu Chuộc, Đấng Thánh Hóa…”

“Tôi phải trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô: những sở thích của Ngài là của tôi; những mục đích của Ngài là của tôi; tôi nói lời của Ngài; giáo huấn của tôi là của Ngài; cuộc sống của tôi là cuộc sống của Chúa Kitô. Tôi thực hiện những công việc của Chúa Kitô; hay tốt hơn, chính Chúa Kitô thực hiện những việc này trong tôi.”

Và sau sự tin tưởng mạnh dạn này, cha Alberione luôn nhớ đến sự khiêm hạ của mình:

“Cha trên trời, xin đừng nhìn vào con—kẻ giấu mình sau Con của Ngài, Đấng Cứu Độ—thay vì thế, xin chỉ nhìn vào Con Ngài!”

Nhìn vào Đức Kitô, sống trong bí tích Thánh Thể, Đấng đã nói với cha Alberione.

Share:

Thursday, June 2, 2022

Đức Maria, Nữ vương các Tông đồ

Việc Giáo hội muốn chúng ta tôn dương Đức Maria là Nữ Vương các Tông đồ, không phải dừng lại ở việc suy gẫm, ca tụng, và ngợi khen, mà phải dẫn chúng ta đến việc khao khát, thao thức và sẵn sàng đón nhận Mẹ Maria làm Nữ Vương, để Mẹ huấn luyện chúng ta trở thành những tông đồ thực thụ của Mẹ giữa lòng của thế giới hôm nay.

Là đấng sáng lập của một gia đình cho việc tông đồ, Cha Alberione đặc biệt nhạy cảm với sự hiện diện của Mẹ Thiên Chúa trong các lĩnh vực công tác tông đồ của mình, và Cha mời gọi các dòng của mình tôn kính Mẹ dưới tước hiệu “Nữ Vương các Tông đồ”.

Mọi tước hiệu của Mẹ chỉ là khởi điểm để nhận hiểu sâu hơn toàn bộ thực tại của Đức Trinh Nữ Maria trong mầu nhiệm Đức Kitô, Con của Mẹ. Nhận thức của Cha Alberione về Mẹ Maria bắt đầu với sự nhìn nhận sâu xa rằng Mẹ là Nữ Vương các Tông đồ, là người sinh ra Đức Giêsu Kitô, và vì thế là mẫu gương vô song của “việc tông đồ”. 

Từ cha Giacôbê Alberione

"Không có gì đáng giá để trao tặng cho thế giới khốn khổ và tự kiêu này hơn là Đức Giêsu Kitô. Đức Maria đã ban cho thế giới ân sủng nơi Đức Giêsu Kitô và Mẹ tiếp tục sự trao ban này trong mọi thời. Mẹ là vị trung gian của vũ trụ về ân sủng, và trong vai trò này Mẹ là Mẹ của chúng ta. Thế giới cần Đức Giêsu Kitô là Đường, Sự Thật và Sự Sống. Đức Maria trao ban Chúa Giêsu thông qua các tông đồ và các công cuộc tông đồ mà Mẹ khơi gợi, đào tạo, trợ giúp và tưởng thưởng hoa trái cùng với vinh quang thiên đàng." (AD 108)

"Mọi việc tông đồ phải là một tia sáng từ Chúa Giêsu Kitô. Có thể nói, nó trao ban một điều gì đó của Đức Kitô: trao ban giáo lý qua việc giảng dạy, trao ban ân sủng qua việc cử hành các bí tích, trao ban sự đào tạo qua việc tông đồ giới trẻ… Đức Maria trao ban trọn vẹn Đức Kitô, Đấng là Đường, Sự Thật và Sự Sống. Thiên Chúa đã đặt Mẹ làm người tông đồ, nghĩa là, một tông đồ với Chúa Kitô và cho Chúa Kitô, cũng như Mẹ là Đấng đồng công cứu chuộc với Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc." (UPS IV 271)

"Các nhà xuất bản làm chủ tác phẩm. Họ nhân bản văn, phân phát lời được truyền đạt tư tưởng trên giấy mực. Ở bình diện nhân loại, họ đảm nhận chính sứ mạng mà Đức Mẹ đã đảm nhận ở bình diện thần linh. Đức Maria là Mẹ của Ngôi Lời. Mẹ đã cưu mang vị Thiên Chúa vô hình, và làm cho Ngài trở nên hữu hình và loài người có thể đến với Ngài, bằng cách trình diện Ngài qua xương thịt." (CISP 599)

Giống như một cành luôn sinh hoa trái và dâng tặng hoa quả của nó cho con người, Đức Maria luôn trao ban Chúa Giêsu  đau khổ, vinh quang, Thánh Thể, Đường, Sự Thật, và Sự Sống của con người. 

Mẹ là tông đồ của Chúa Giêsu, không chỉ trong lời nói mà cả trong trí óc, ý chí và trái tim.
Mẹ luôn thưa lên lời đáp trả cần thiết và cốt yếu: “Fiat”
Hành động của Mẹ được đánh dấu bởi sự kiên trì và hoàn hảo.
Mẹ phó dâng tất cả ý chí của mình; Mẹ sống bởi tình yêu.
Theo trí hiểu của mình, từ giây phút truyền tin, Mẹ đã biết rằng người Con nào mẹ sắp sinh ra.
Hơn cả bằng mực, Mẹ đã viết ra Chúa Giêsu, nghĩa là hình thành Ngài nơi mình  nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần  bằng máu của Mẹ.
Trao ban Chúa Giêsu, Mẹ trao ban cho chúng ta Tin Mừng trong Ngài.
Trao ban Chúa Giêsu, Mẹ giới thiệu mọi sự hoàn hảo nơi Ngài.
Trao ban Chúa Giêsu, Mẹ cho chúng ta ơn cứu chuộc, Thánh Thể, sự sống. “Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành, Mẹ làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy…”.

Vì thế, Đức Maria là người tông đồ, là Nữ Vương của các Tông đồ, là gương mẫu của mọi việc tông đồ, là nguồn cảm hứng của mọi nhân đức của việc tông đồ. Ước gì các tầng trời hát mừng Mẹ! Ước gì trái đất hát mừng Mẹ! Và nhờ Mẹ, với Mẹ, trong Mẹ, ước gì mọi lời ngợi khen dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi. (CISP 38)

Share:

Tư tưởng của Cha Giacôbê Alberione — Nếu còn sống, Thánh Phaolô sẽ làm gì?

✝Nếu còn sống, Thánh Phaolô sẽ làm gì? Ngài sẽ chu toàn hai điều răn trọng đại như ngài đã biết cách chu toàn chúng: yêu mến Thiên Chúa với hết lòng, hết sức lực, hết trí khôn mình, và yêu tha nhân hết mực, bởi vì ngài yêu mến Đức Ki-tô. “Đức Ki-tô sống trong tôi”.

✝ Ngài sẽ sử dụng những bục giảng vĩ đại nhất của thời đại tiến bộ này: báo chí, phim ảnh, đài phát thanh, truyền hình để loan báo sự khám phá kỳ thú về giáo huấn tình yêu và về ơn cứu độ gặp thấy trong Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Thánh Phaolô biến chính ngài thành “khuôn mẫu” cho chúng ta.

✝Trước khi Hội dòng được đặt dưới sự bảo trợ của Thánh Phaolô, rất nhiều lời cầu nguyện đã được dâng tiến. Một vị thánh trổi vượt về sự thánh thiện và đồng thời là một mẫu gương cho việc tông đồ được cần đến. Nơi bản thân ngài, Thánh Phaolô đã kết hợp sự thánh thiện và việc tông đồ. Ngài thực sự yêu mến Chúa Giêsu Ki-tô: “Điều gì có thể tách tôi ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Không gì có thể, dù sự sống hay cái chết”. Sau đã phục vụ Chúa Ki-tô, ngài dũng cảm chịu tuẫn đạo bằng việc bị chém đầu. “Dù sự sống hay sự chết cũng không thể tách tôi ra khỏi Đức Ki-tô”. Trước khi làm chứng cách tột cùng cho Thầy, ngài đã hiến cả đời cho việc tông đồ. Chúng ta thường dồn mọi sự chú ý vào hoạt động của Thánh Phaolô, song trước hết ta nên để ý đến lòng đạo đức của ngài. (Pr SP 302)

✝ Chúng ta bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đối với Thánh Phaolô như là vị sáng lập đích thực của Hội dòng. Quả thật, ngài là cha, thầy dạy, mẫu gương và đấng bảo trợ của hội dòng. Ngài tạo lập gia đình này bằng sự can thiệp về vật chất và tinh thần mà ngay cả bây giờ nhìn lại, chúng ta cũng không thể hiểu rõ về việc ấy, càng không thể giải thích được. Mọi sự là của Thánh Phaolô. Hội dòng thuộc về ngài – người giải thích hoàn hảo nhất của Thầy Chí Thánh. Chính ngài đã đem Tin Mừng cho các dân tộc và kêu gọi các dân tộc đến với Chúa Ki-tô. Sự hiện diện của ngài trong thần học, giáo huấn luân lý, tổ chức Giáo hội, việc ngài thích nghi các hoạt động tông đồ và phương tiện của nó đối với thời đại vẫn sâu sắc, mạnh mẽ và sẽ còn giữ mãi như thế cho đến ngày tận thế. Ngài thúc đẩy, soi sáng và chăm sóc mọi việc. Ngài là người hướng dẫn, người quản lý tài chính, người bảo vệ, người nâng đỡ bất cứ nơi đâu Gia đình Phaolô được thiết lập. Thánh Phaolô xứng đáng với ngôi nhà thờ đầu tiên và bức phù điêu tuyệt vời của nó (nhà thờ “Vinh quang của Thánh Phaolô” Cha Alberione xây dựng) chứng tỏ thánh nhân tiếp tục công cuộc tông đồ của mình và bày tỏ tấm lòng hiền phụ đối với các con cái ngài.

Share:

Nữ Vương các Thánh Tông Đồ

Lạy Nữ Vương trời đất đầy lòng yêu thương, Nữ Tử sủng ái của Chúa Cha, Mẹ tuyệt vời của Chúa Con, Bạn diễm lệ của Chúa Thánh Thần, con tôn vinh và ca ngợi Mẹ vì đặc ân độc nhất vô nhị của Mẹ. Mẹ đẹp lòng Thiên Chúa vì đức khiêm nhường và lòng tin của Mẹ, nên dù vẫn trinh khiết vẹn toàn, Mẹ đã trở thành Mẹ của Chúa Cứu Thế, Đấng là Thầy chúng con, Ánh Sáng thật của thế gian, Đức Khôn Ngoan hằng hữu, Nguồn Mạch mọi chân lý và là Tông Đồ đầu tiên của chân lý. Xin làm cho ánh sáng Tin Mừng chiếu soi tới tận cùng trái đất, khắc phục những sai lầm, đưa mọi người về sum họp quanh Toà Thánh Phêrô. Xin soi sáng các vị tiến sĩ, các nhà giảng thuyết và nhà văn, lạy Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành, Toà Đấng Khôn Ngoan, và Nữ Vương các Thánh.
Share:

Trái tim con dâng Chúa

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã hiến dâng Trái Tim của Chúa cho loài người. Con muốn dâng hiến trái tim con cho Chúa, cách trọn vẹn. Con không muốn dâng Chúa một trái tim lạnh giá mà là một trái tim được thắp sáng bởi tình yêu. Không phải là một trái tim đã bị tiêu tán nhưng là một trái tim hiếu thảo và biết cầm lòng cầm trí. Không phải là một trái tim chết nhưng một trái tim sống động và cần cù. Không phải là một trái tim kiêu hãnh và viển vông nhưng là một trái tim khiêm tốn và quảng đại. Đây con xin dâng Chúa, bây giờ và mãi mãi.
Share:

Thursday, May 19, 2022

Luôn cậy vào ơn trợ giúp thiêng liêng

Cha Alberione đã khai sinh Gia Đình Thánh Phaolô nhắm mục đích làm việc tông đồ, chính mục đích này thúc đẩy rất nhiều hoạt động qua đó Lời Chúa được trình bày trong những hình thức hiện đại.

Nhưng Cha Alberione không chỉ sử dụng các phương tiện nhân loại. Khi Cha dùng những phương tiện đó, đức tin cho cha thấy một yếu tố quan trọng không thể thiếu: lời cầu nguyện của chính Cha và của những người khác để hỗ trợ và duy trì những phương tiện ấy.

Cha thường nói: “Trước khi mở các công cuộc mới, nếu các con mong muốn chúng có kết quả, các con hãy xin một nhóm người tương xứng để họ cầu nguyện, và nếu cần, hiến mình cho các công cuộc này.”

Cha cũng nói rằng: “Cả sự khởi đầu và tiếp tục công cuộc Gia Đình Phaolô đều luôn luôn tiến tới trong sự vâng phục trên hai bình diện: các sự soi sáng nhận được ở nơi chân Chúa Giêsu Thánh Thể rồi được cha linh hướng xác nhận, và ý muốn rõ ràng của các bề trên trong Giáo Hội.” Mọi sự phải được thực hiện bởi ý muốn của Chúa, và chúng chỉ được thực hiện vì lý do này. Đó là thời kỳ đầu đầy khó khăn và vất vả, nhưng Cha Alberione đã tin rằng công việc mình đang thực hiện sẽ lan ra toàn thế giới!

“Đó chính là những năm mà chỉ có đức tin và lòng yêu mến Thiên Chúa đã nâng đỡ những người con đầu tiên ấy của Thánh Phaolô.”

Bao nhiều lần bạn tự hỏi mình câu hỏi lớn này: Nhân loại đang đi về đâu, họ đang di chuyển như thế nào, họ đang nhắm mục tiêu nào khi không ngừng đổi mới chính mình trên mặt đất này? Nhân loại giống như một dòng sông cả đổ vào vĩnh cửu. Họ sẽ được cứu? Hay sẽ hư mất đời đời? -- Cha Giacôbê Alberione
Share:

Thursday, April 28, 2022

Tư tưởng của Cha Alberione — Về việc Chầu Thánh Thể

Việc cầu nguyện trước Thánh Thể hằng ngày đối với Cha Alberione là một việc rất thân mật, việc viếng thăm của một người bạn với người Bạn thân tình nên Cha Alberione không dùng từ “Chầu Thánh Thể.” Cha gọi việc cầu nguyện này là “The Visit/Đi viếng”

  • Thật hữu ích biết bao việc thường xuyên chiêm ngắm trước nhà tạm – mà không cần phải ép mình suy nghĩ những chuyện quá cao siêu! Các con có thể nói với Chúa Giêsu đơn giản thế này: “Ngài là Thầy của con. Ngài đã làm gương cho con. Con muốn làm như Ngài đã làm”. (HM 20 III 106)
  • Đối với người tông đồ, việc viếng Thánh Thể giống như một cuộc tiếp kiến, hay một trường học, ở đó người môn đệ đi vào cuộc đàm thoại với Thầy Chí Thánh.
  • Người ta đã đề ra nhiều phương pháp để đạt được hoa quả cao nhất từ thực hành này. Nhưng phương pháp phù hợp nhất chính là tôn vinh Thầy Giêsu là Đường, Sự Thật và Sự Sống. (Pr V 457)
  • Trước hết, viếng Thánh Thể không phải là một loạt những lời cầu nguyện. Nó phải đúng là một “cuộc thăm viếng”, như những gì các con làm với một người thân, mẹ của các con chẳng hạn. Có sự trao đổi những lời chào hỏi, sự trao đổi tin tức, trao đổi quà và những lời hứa… Viếng Thánh Thể nhằm mục đích đặt đời sống của chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô – nghĩa là sống trong Chúa Giêsu, cho Chúa Giêsu, và với Chúa Giêsu. (PR V 459)
  • Khi viếng Thánh Thể, hãy tự xem mình như người đại diện cho nhân loại trước nhà tạm, các con thu gom hết mọi trái tim của mọi người vào trong trái tim của chính mình, dâng tất cả nhu cầu của họ cho Chúa, xin Ngài ban sức mạnh cho những ai yếu đuối, ban ánh sáng cho những ai còn trong tối tăm. Làm thế, các con sẽ giúp họ tránh tội lỗi, và Chúa Giêsu có thể chiến thắng sự đề kháng của các tội nhân, còn những người thánh hiến cho Chúa sẽ được ban cho ơn nên thánh và lòng nhiệt thành. Chúa Giêsu đã trao cho chúng ta sứ vụ này: đại điện cho nhân loại trước nhà tạm. Đây là ơn gọi của các con: một sứ vụ của đức ái! (IA 4 83)
  • Chúng ta phải không chỉ làm ra sách để cung ứng và thu lại tiền bán sách, mà chúng ta còn phải trao đi mỗi quyển sách có kèm theo lời cầu nguyện của mình, để người nhận nó có thể tìm được ích lợi từ quyển sách. Và với ánh sáng của Thiên Chúa trao ban qua quyển sách hay tờ tạp chí, lời cầu nguyện của chúng ta […] hướng suy nghĩ của độc giả đến sự kết thúc của cuộc sống này, đến Chúa và đến Nước Trời. Chúng ta nên quan tâm đến mọi độc giả. (Pr UP 653)
Share:

Tư tưởng của Cha Alberione — Về Cầu nguyện

  • Những người không đặt cầu nguyện điều trên hết mọi sự không đáng được gọi là tu sĩ và thực sự không là tu sĩ (Ut Perfectus – II, 9).
  • Cầu nguyện trước hết, cầu nguyện trên hết mọi sự, cầu nguyện là sự sống của mọi sự (được trích bởi Lamera in James Alberione: A Marvel of our Times, p. 122).
  • Nghĩa vụ quan trọng và trước hết của con người, của Kitô hữu, tu sĩ, linh mục, là cầu nguyện.

    Không có sự đóng góp nào chúng ta có thể làm cho Hội dòng lớn hơn việc cầu nguyện. Không có công việc nào hữu ích cho chúng ta hơn việc cầu nguyện. Không có công việc nào của linh mục sinh lợi cho Giáo Hội hơn việc cầu nguyện.

    Vì thế, việc cầu nguyện phải là trước hết, trên hết, nó phải là sự sống của tất cả.

    Cám dỗ có thể xuất hiện: Tôi có nhiều việc, quá nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, việc quan trọng nhất của các con, nhiệm vụ hàng đầu của linh mục, sự đóng góp chính yếu cho Hội dòng, đó là việc cầu nguyện.

  • Một số người ảo tưởng khi cố gắng bào chữa cho sự bỏ bê cầu nguyện của mình bằng cách nói rằng họ quá bận bịu.

    Đó có phải là lý do chính đáng không? Các con có thấy công việc quá nặng nhọc vì nó không được dẫn trước bằng cầu nguyện? Cầu nguyện làm cho mọi việc khác trở nên dễ dàng.

  • Bận rộn các công việc ư? Nhưng Giáo Hội, Hội dòng, các linh hồn của chúng ta xin ta cầu nguyện – và rồi, ta sẽ làm các việc khác, bao nhiêu có thể.

    Bận rộn các công việc ư? Trước hết là Thiên Chúa, sau đó mới đến con người.

    Bận rộn các công việc ư? Nhưng sức sống cho các công việc của chúng ta là ân sủng. Vì vậy, nếu không cầu nguyện, những gì chúng ta làm đều chết cứng. “Khốn cho việc học, việc tông đồ… nếu vì chúng mà chúng ta bỏ cầu nguyện.

Share:

Sunday, April 24, 2022

Tư tưởng của Cha Alberione — Về Lời Chúa

  • Ai đọc Kinh Thánh sẽ gia tăng đức tin của mình. Ai đọc quyển sách này thường xuyên trong tinh thần cầu nguyện và biến nó trở thành lương thực hằng ngày thì dần dần được đức tin soi sáng trong lập luận của mình, đức tin hướng dẫn trong phán đoán và những khát vọng của mình. Họ trở nên loại người mà Chúa Thánh Thần mô tả: “người công chính sống bởi đức tin”. (OA 11-13-1932)
  • Đây là niềm mong ước của Cha cho các con: hãy nuôi dưỡng mình bằng bánh tinh tuyền, bánh hảo hạng. (Pr B 239)
  • Lòng yêu mến Phúc Âm là dấu chỉ và đặc điểm của những người mà Thiên Chúa tuyển chọn cho các công việc cao trọng. (ICA 2-12-1933)
  • Người ta nói rằng khó hiểu Tin Mừng. Không phải vậy đâu. Vì Tin Mừng được Chúa nhắm trao cho trí hiểu của chúng ta, cũng như Ngài trao bánh cho dạ dày chúng ta vậy.

    Khi các con buồn, hãy mở Kinh Thánh và sẽ tìm thấy những lời an ủi cho mình. Hãy làm như thế trong những lúc nghi ngờ và sợ hãi. Trong bất cứ lúc nào hoang mang lo lắng, các thánh luôn đến với nguồn mạch này. Thiên Chúa sẽ hướng dẫn và chỉ đường cho con – chúng ta đã chứng kiến điều này biết bao lần! (ICA 2-26-1933)

  • Nên đọc Kinh Thánh với lòng đơn sơ. Khi cha các con viết cho các con một lá thư, các con không nghiên cứu ngữ pháp và cú pháp của lá thứ đó. Các con chỉ đọc những gì cha các con muốn nói với các con, những tin tức mà ông muốn báo cho các con biết. Các con tìm hiểu ý nghĩa của những diễn đạt của cha mình. Nếu người con nào nhận thư cha mà bỏ qua một bên không đọc thì thật là đáng khiển trách. Chúng ta đừng đến trước tòa của Chúa mà chưa đọc tất cả những lá thư của Cha trên trời, vì Ngài sẽ nói với chúng ta: “Con đã không trân trọng và yêu mến đủ về những gì Ta đã viết cho con!” (EA 2-22-1961)
  • Việc bài trừ Kitô giáo đang diễn ra trong đời sống, trong nghệ thuật, tư tưởng, vv… là do sự thiếu dưỡng khí Thánh Kinh và phụng vụ, dưỡng khí mà nhờ đó người ta đã sống qua bao thế kỷ.

    Trong nhiều thế kỷ, tình trạng tách phụng vụ ra khỏi Thánh Kinh đã dẫn đến kết quả đáng buồn là nhiều người không hiểu biết Thánh Lễ, các bí tích và các cử hành phụng vụ… Việc rao giảng mà không liên hệ đến Thánh Kinh đã không được lắng nghe như là Lời của Thiên Chúa, mà chỉ là lập luận của con người. (CISP 685)

  • Rõ ràng là khi đời sống thiêng liêng  dựa trên Thánh Kinh sẽ cho chúng ta một đời sống cầu nguyện tròn đầy hoàn hảo, làm hài lòng Thiên Chúa. (Pr VI 38)
  • Vì thế, các con có thể trao ban những gì? Hãy trao ban Thiên Chúa! Hãy trao ban Lời của Ngài! Các con có sức thuyết phục biết bao khi trích dẫn một câu Tin Mừng! Lời Chúa là thẩm quyền tối thượng. Ai có thể phản đối Thiên Chúa? Chúng ta đọc trong Thánh vịnh: “Mệnh lệnh Chúa làm con khôn hơn địch thủ… Con được thông suốt hơn cả các bậc lão thành”. Vì thế, khi con đem Lời Chúa đến cho người khác, khi lời của con được hỗ trợ và được khẳng định bởi một câu Thánh Kinh, thì ai có thể chống lại? (Pr A 188)
  • Người làm tông đồ bằng việc viết lách phải tuân theo Thánh Kinh như một quyển sách mẫu. Thiên Chúa tạo nên con người và biết rất rõ trái tim con người được cấu tạo ra sao. Vì vậy, Lời của Ngài đáp ứng những nhu cầu sâu xa nhất của trái tim con người, giống hệt như một người mẹ may áo cho con theo đúng kích cỡ. (UPS III 10)
  • Thánh Kinh là quyển sách chúng ta phải trao cho người khác, dù dưới hình thức phim ảnh hay sách báo, radio hay các đĩa ghi âm, phim hoạt hình hay các hình thức khác. Chúng ta trình bày Thánh Kinh thông qua tất cả các phương tiện mà Thiên Chúa cung cấp, giống như chúng ta ăn mặc bằng những gì Ngài đã tạo nên.

    Các con không được phép mang Thánh Thể trong khi đi đường nhưng các con luôn có thể mang Thánh Kinh. Giống như các con được hộ tống bởi Của ăn đàng. Thánh Kinh là người bạn đồng hành mà các con phải luôn có bên cạnh mình. (Pr CB 277)

  • Người tông đồ trong lãnh vực xuất bản sách nên tự hứa những điều sau đây, nhất là những người làm công tác biên tập:

    – Tôi hứa tôn vinh Tin Mừng với lòng tôn kính xứng hợp;
    – xem Tin Mừng là Đường, Sự Thật và là Sự Sống của việc tông đồ của tôi;
    – coi Tin Mừng như là Sự thật, là Con đường và là Sự Sống của việc tông đồ của tôi.
    – đọc và suy niệm Tin Mừng theo tinh thần của Giáo Hội,
    – loan báo Tin Mừng và nhân bản sách Tin Mừng trong tình yêu không mệt mỏi,
    – rập khuôn toàn bộ cuộc sống tôi theo Tin Mừng; tôi muốn có Sách Tin Mừng ở bên mình trong giờ chết, và ở trên ngực mình lúc nằm trong quan tài. (RS 87-88)

Share:

Tư tưởng của Cha Alberione — Về việc Tông đồ

  • Các con không cần phải sống lo lắng cố để xua đuổi bóng tối. Chỉ cần thắp lên một ngọn lửa. (Pr VV 214)
  • Có thể nào người ta yêu Chúa Giêsu và không khao khát cho lời Ngài được loan ra khắp thế giới? Có thể nào duy trì được những nỗ lực của việc tông đồ mà không có sức mạnh từ Thánh Thể, của ăn thiêng liêng của chúng ta? Bạn có thể có lý do để than phiền nếu việc tông đồ không được nối kết với Thánh Thể. Điều đó tương tự như sai bạn đi làm việc khi bạn mắc bệnh.

    Trước khi lạnh nhạt về việc tông đồ, người ta trở nên lạnh nhạt trong việc tôn sùng Thánh Thể; và khi có những lỗi lầm trong việc tông đồ, đó là vì việc tôn sùng Thánh Thể không còn sinh động.

    Từ Thánh Thể, người ta có được sự khôn ngoan, đơn giản, nhiệt huyết, yêu mến Giáo Hội, đem vinh danh cho Chúa và bình an cho loài người. (HM I 80)

  • Tông đồ là người mang Chúa Giêsu trong linh hồn mình và chiếu toả Người ra xung quanh mình.

    Tông đồ là một người thánh tích luỹ kho báu và thông truyền sự dư dật của kho báu ấy cho loài người. Tông đồ có trái tim cháy lửa mến Chúa và yêu thương mọi người; họ không thể nào đè nén hay bóp nghẹt những gì họ cảm thấy và suy nghĩ.

    Tông đồ là bình sành được chọn để tuôn tràn hồng ân của Thiên Chúa cho những linh hồn đang khao khát được uống thỏa thuê.

    Người tông đồ là một đền thờ của Chúa Ba Ngôi, Đấng hoạt động cách tối thượng trong họ. Một tác giả viết: người tông đồ làm cho Thiên Chúa . . . toát ra từ tất cả các lỗ chân lông của mình—bằng lời nói, việc làm, kinh nguyện, cử chỉ, thái độ, nơi công cộng cũng như nơi tư riêng—từ tất cả con người mình. Hãy sống bằng Thiên Chúa! Và hãy ban phát Thiên Chúa! (UPS IV 277)

  • Bao nhiều lần các con tự hỏi mình câu hỏi quan trọng này: Nhân loại đang đi về đâu, họ đang chuyển động như thế nào, họ đang nhắm mục tiêu nào khi không ngừng đổi mới chính mình trên mặt đất này? Nhân loại giống như một dòng sông lớn đổ vào vĩnh cửu. Họ sẽ được cứu? Hay sẽ hư mất đời đời? (SC 232)
  • Đời sống đạo đức là linh hồn của việc tông đồ. Một việc tông đồ mà không có linh hồn là một việc đã chết, và như vậy không lợi ích gì cho cuộc sống của người thực thi việc tông đồ ấy và không truyền thông sự sống cho những người khác. Chúa là Đấng đã triệu mời bạn đến việc tông đồ và chính là Ngài là Đấng ban cho bạn ân sủng. (Pr A 188)
  • Nếu tất cả máy móc trong xưởng in của chúng ta hoàn hảo nhưng nguồn điện lại bị tắt. Bất kể máy móc mới mẻ và xinh đẹp thế nào, chúng chẳng đáng gì nữa cả. “Nhưng sợi dây điện thì quá nhỏ để có thể thấy được!” Rất tốt, cứ cố gắng in mà không cần nguồn điện!

    Ân sủng là nguồn điện thiêng liêng có được nhờ các bí tích và cầu nguyện. Nếu Kitô hữu không rước lễ, họ sẽ hối tiếc là họ đã học về tôn giáo của họ nhưng họ không thể đem ra thực hành. Có một số người rất yêu thích các buổi hội nghị thảo luận và cơ hội để có vẻ thông thái. Những người khác công kích những nết xấu và nghĩ rằng họ đã làm rất nhiều. Không, không, điều này thì không đủ. Chúng ta phải trao ban Chúa Giêsu trong sự toàn vẹn của Ngài! (Pr. A 365)

  • Sự chuẩn bị chu đáo cho việc tông đồ bao gồm việc suy niệm nghiêm chỉnh, lòng đạo đức sâu thẳm và sự học hỏi miệt mài. Nếu không, một thùng rỗng có gì để cống hiến? (RS 26)
  • Mọi việc tông đồ đều đáng giá. Tuy nhiên, cây Thánh giá và cuộc khổ nạn cứu chuộc thế giới. Khi chúng ta học để nối kết việc tông đồ chịu đau khổ với tông đồ truyền thông thì việc cứu rỗi được đầy tràn. “Tôi mang đầy trong thân thể mình hoạn nạn còn sót lại của Chúa Cứu Thế vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh.” Nếu máu đã không đổ ra, không có sự xóa bỏ tội lỗi.” (Pr A 235)
  • Tham dự Thánh Lễ với lương tâm đối với xã hội là biến đổi nó thành một việc tông đồ sống động. (FP 81)
  • Nếu các con suy niệm, trung tín với việc đạo đức và háo hức để làm vinh danh Chúa và cho sự cứu rỗi của những người khác, các sẽ nghĩ ra nhiều dự án, những cố gắng, công việc….Nhiều hạt giống sẽ được gieo mà sẽ phát triển, tăng cường, sinh hoa quả….Từ những khởi đầu khiêm tốn ấy, những nhiệm vụ, sản xuất và công việc…cho tới khi bạn sẽ có một cây triển nở mà có thể tương tự như một cây mọc sum suê bên suối nước đến từ Nhà Tạm, sinh hoa quả theo thời gian của nó. Việc tông đồ của chúng ta có những nguồn tài nguyên vô tận và vô số cách. Khi một lối bị đóng, những lối khác được mở ra. (CISP 1023)
  • Gieo, gieo vãi! Đúng thực là gieo vãi thì mệt nhọc nhưng niềm vui đến trong việc gặt hái. Trong giờ chết, ý tưởng rằng bạn đã thực thi việc tông đồ cách tốt đẹp sẽ đem đến cho bạn niềm an ủi lớn lao. (HM 2 1 80)
  • Nếu chúng ta không có được nhiều may mắn hơn Chúa Giêsu hay thánh Phaolô, chúng ta đừng nản lòng. Chúng ta hãy làm điều tốt lành. (Pr D 621)
  • Không ai có thể khuyên nhủ người khác trừ khi người ấy cho họ thấy một gương mẫu sống trước tiên. Vì thế, mỗi một người chúng ta phải xin cho được ơn thánh thiện trung thực trong đời sống riêng tư, đời sống nội gia, chuyên môn và đời sống xã hội. (CISP 587)
  • Sự phổ biến các sách vở và tạp chí thì không có hiệu quả cho đến khi chúng đem người ta đến tòa giải tội và việc rước lễ. Điểm cơ bản là: để kết hiệp họ với Chúa Giêsu. Luôn hướng tới mục tiêu này. (4 IA 82)
  • Việc tông đồ đòi hỏi một tinh thần hy sinh: hy sinh tiền bạc, thời gian, sức khỏe, sự quý trọng. Việc tông đồ bao gồm thất vọng, chỉ trích, chống đối – thường từ nơi chúng ta không bao giờ nghĩ nó sẽ đến, có lẽ thậm chí từ những cá nhân mà vì sự cứu rỗi đời đời của họ ta dốc sức, hoặc từ những người mà ta đã giúp đỡ. (CISP 560)
  • Chịu đựng đau khổ không chỉ là một thử thách nhưng còn là một việc tông đồ. Nó là một bí mật của niềm vui; nó là sự tham dự vào công việc cứu độ của Đấng Cứu Thế.(HM 2 VI 43)
Share:

Bí quyết thành công

Đây là Kinh Bí quyết thành công đầu tiên mà Cha Alberione đã viết cho các con cái của ngài:

“Lạy Chúa Giêsu, xin hãy nhận lấy hiệp ước mà chúng con dâng lên Chúa qua tay của Thánh Phaolô và Mẹ Maria, Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ.

Chúng con phải đạt tới mức trọn lành, cao hơn cả sự trọn lành mà những tu sĩ chiêm niệm đạt được, thế nhưng những thực hành của chúng con thì có số lượng ít ỏi hơn. Chúng con phải có kiến thức rộng rãi hơn bất cứ chuyên môn nào khác đòi hỏi, nhưng những giờ học của chúng con lại ít hơn. Chúng con phải thành công trong việc xuất bản của chúng con hơn bất cứ nhà xuất bản nào khác, thế nhưng chúng con làm việc ít hơn những người khác và với những thầy dạy bất toàn. Chúng con phải có vật chất đầy đủ như thực phẩm, quần áo, v.v… vậy mà chúng con gần như không có chút tài nguyên nào cả.
Vì thế, chắc chắn rằng Chúa muốn tất cả những điều này từ chúng con, chúng con xin làm một giao kèo với Chúa, được xuất phát từ lòng tin tưởng của chúng con vào những lời này của Chúa: ‘Bất cứ điều gì các con xin cùng Cha nhân danh Thầy, các con sẽ nhận được.’

Về phần chúng con, chúng con xin đoan hứa và quyết tâm:

  1. Hết sức cố gắng trong học tập, cầu nguyện, làm việc và thực thi nhân đức khó nghèo;
  2. Chỉ luôn làm mọi sự vì vinh danh Chúa;
  3. Làm việc trọn ngày với công việc tông đồ xuất bản.

Chúng con nài xin Chúa ban cho chúng con kiến thức chúng con đang cần, sự thánh thiện Chúa đang mong đợi nơi chúng con, khả năng chúng con cần để thực hiện công việc, và tất cả những đòi hỏi về nhu cầu tự nhiên – theo cách này: xin làm cho chúng con học hiểu gấp bốn cho một lần cố gắng, xin Chúa thánh hóa gấp mười cho một việc thánh thiện, khả năng để làm năm lần cho một việc có thể làm, và sáu lần những cần thiết vật chất cho một cần thiết.

Chắc chắn rằng Chúa sẽ chấp nhận giao kèo này—hơn nữa vì bằng chứng Chúa đã làm cho chúng con trong quá khứ—chúng con xin Chúa tha thứ cho đức tin yếu kém và sự bất trung của chúng con, chúng con khấn xin Chúa chúc lành cho chúng con và giúp chúng con trung thành và bền vững cho đến chết. Amen.”

Share:

Thursday, April 21, 2022

Thánh Phaolô

Cha Alberione, Đấng Sáng Lập dòng đã đặt Thánh Phaolô làm nền tảng và gương sống cho mỗi nữ tử. Thánh Phaolô là vị tông đồ biết Thầy Chí Thánh cách trọn vẹn. Ngài hoàn toàn sống trong Đức Kitô. Ngài đi vào trong các mầu nhiệu sâu xa của giáo lý, tâm hồn, sự thánh thiện, nhân tính và thần tính của Đức Kitô. Ngài nhìn thấy Đức Kitô là Thầy Chí Thánh, là Thần Lương và là Tư Tế. Ngài trình bày trọn vẹn Đức Kitô như chính Đức Kitô giới thiệu về mình: là Đường, Sự Thật và Sự Sống. (AD 96)

Nếu Thánh Phaolô còn sống, ngài sẽ cháy bỏng gấp đôi trong cùng ngọn lửa ấy: lòng nhiệt thành đối với Thiên Chúa và đối với Đức Kitô, và lòng nhiệt thành đối với con người ở khắp mọi nơi. Và để người ta nghe được lời rao giảng của mình, ngài sẽ bước lên những giảng đài cao nhất, ngài sẽ nhân lên lời của mình bằng những phương tiện hiện đại: báo chí, phim ảnh, phát thanh, truyền hình, mạng Internet. Ngài sẽ thuyết phục được lý trí và con tim của những người nghe ngài và giúp họ khởi hành trên hành trình sống đời Kitô hữu cách sung mãn hơn. (CISP 1152)

Cũng vậy, mỗi nữ tử được mời gọi sống thân mật với Đức Kitô, tiêu hao sức lực và cuộc đời của mình qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để rao truyền Tin Mừng cho mọi người theo gương mẫu của Thánh Phaolô.

“Các con phải là Thánh Phaolô của thời đại hôm nay.”--Alberione
Share:

Đức Maria – Nữ Vương Các Tông Đồ

Đức Maria là Nữ Vương các Tông đồ, Mẹ đã sinh ra và trao ban trọn vẹn Đức Kitô, Đấng là Đường, Sự Thật và Sự Sống cho nhân loại. Thiên Chúa đã đặt Mẹ làm người tông đồ, nghĩa là, một tông đồ với Chúa Kitô và cho Chúa Kitô, cũng như Mẹ là Đấng đồng công cứu chuộc với Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc (UPS IV 271). Vì thế, Mẹ là mẫu gương vô song của “việc tông đồ”.

Đức Maria đã ban cho thế giới ân sủng nơi Đức Giêsu Kitô và Mẹ tiếp tục sự trao ban này trong mọi thời. Giống như một cành luôn sinh hoa trái và dâng tặng hoa quả của nó cho con người, Đức Maria luôn trao ban Chúa Giêsu - đau khổ, vinh quang, Thánh Thể, Đường, Sự Thật, và Sự Sống cho con người.

Để việc tông đồ sinh hoa trái, sự cần thiết theo nghĩa vụ là nó phải gắn liền với lòng sùng kính Đức Mẹ. Vô phúc cho ai đánh mất lòng sùng kính này hay để cho nó phai nhạt dần qua thời gian. (HM II 10 69)(CISP 38)

Vì thế, Đức Maria Nữ Vương các Thánh Tông đồ, là Mẹ, là Bà Giáo và là mẫu mực của mỗi nữ tử.

Phúc cho những người noi gương Đức Maria, giới thiệu Chúa Giêsu cho các mục đồng, cho Ba Vua, cho ông Simeon trong Đền Thờ, cho các môn đệ, và cho thế giới.
Share:

Wednesday, April 20, 2022

Tìm hiểu ơn gọi / Làm sao biết có ơn gọi đi tu?

Điều Kiện Gia Nhập Hội Dòng | Cách liên hệ

Thiên Chúa dựng nên mỗi một người chúng ta vì yêu. Khi gọi chúng ta vào đời, Thiên Chúa có kế hoạch riêng biệt cho mỗi một người. Mỗi một người chúng ta được gọi để thi hành cách cụ thể trong cuộc sống ơn gọi và lời hứa mà chúng ta đã lãnh nhận qua bí tích Thánh Tẩy. Qua ơn gọi của đời sống hôn nhân, hoặc tu trì, hoặc đời sống độc thân, chúng ta học để yêu mến Chúa và yêu mến Chúa nơi người anh chị em chúng ta cùng chung sống.

Nếu bạn ước muốn dâng hiến đời mình để yêu mến và phục vụ Chúa và tha nhân, những câu hỏi dưới đây có thể giúp bạn nhận định ơn gọi của mình rõ ràng hơn:

  • Bạn có cảm thấy Chúa Giêsu đang gọi bạn bước theo Ngài cách gần gũi hơn không?
  • Bạn có ước muốn chia sẻ Chúa Giêsu và Lời Cứu Độ của Ngài cho mọi người không?
  • Bạn có ước muốn tận hiến đời mình để giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người không?

Để có được sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, bạn hãy sống đời sống bí tích—tham dự Thánh Lễ, rước lễ, xưng tội—và đời sống cầu nguyện.

Điều Kiện Gia Nhập Hội Dòng

  1. Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô nhận các bạn nữ Công Giáo tuổi từ 18 – 24 đã tốt nghiệp PTTH hoặc đang theo học các trường Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp.
  2. Bạn có ước muốn nên thánh và khao khát phần rỗi nhân loại bằng cách phục vụ trong lãnh vực truyền thông xã hội, một con đường rao giảng Tin Mừng phong phú và đa dạng.
  3. Bạn có đủ sức khỏe và trí lực, lòng quảng đại và nhiệt tâm để thi hành sứ mạng của Hội Dòng.

Cách Liên Hệ:
Chị Maria Trần Thị Ngát.
Số điện thoại: 0909 319 306
Email: nutuphaolovn@yahoo.com.
Facebook: Nữ Tử Thánh Phaolô
Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp với Cha xứ của bạn.

Không có con đường nào dẫn đến an bình và thánh thiện ngoài con đường này: “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. – Cha Giacômô Alberione
Thuộc về Chúa: đây là sứ vụ của những người nam và nữ đã chọn để theo Chúa Kitô—khiết tịnh, khó nghèo và vâng lời—để thế giới có thể tin và được cứu độ. Để thuộc cách hoàn toàn vào Chúa Kitô hầu trở thành một lời tuyên tín kiên trì, vĩnh cửu, một lời công bố rõ ràng của chân lý mà cứu thoát chúng ta khỏi sự quyến rũ của những thần tượng giả dối đang lừa dối thế giới. – ĐTC Benedictô XVI
Share:

Tờ bướm của Hội dòng

Bấm vào đây hoặc bấm trên hình để mở file dạng pdf

Share:

Chân phước Giacôbê Alberione – Đấng Sáng Lập Gia Đình Phaolô

Ngày 26 tháng 11 năm 1971, khi Cha Giacôbê qua đời  các nhà báo và phóng viên của nước Ý vội vã tìm tài liệu để loan báo về cái chết  của ngài. Một linh mục trong  lúc sống không ưa thích phải nói về mình; ngài trả lời những câu hỏi về cá nhân  mình cách miễn cưỡng và ngượng nghịu.

Khi các con của ngài hỏi về lịch sử của lúc ban đầu,  ngài dùng ngôi thứ ba để viết về chính mình: “Ông ấy đã hoàn thành một phần những  gì Thiên Chúa đã ước muốn nhưng ông ấy phải lui về phía sau, khỏi trí nhớ của  loài người; mặc dầu vì lớn tuổi hơn, ông lãnh nhận từ Thiên Chúa để trao ban  cho những người khác. Cũng như cuối thánh lễ, vị linh mục tháo cởi áo lễ và đứng trước mặt Chúa với con người phàm của ông.” (AD 2)

Khởi sự từ cảnh khó nghèo của Bét-le-hem. Khi đã  qua đời, người thì nói ông là một tông đồ tiên phong; những người khác, một vị  thánh và thiên tài của thời đại mới. Cha đã thành lập 10 cộng đoàn để đáp ứng   những nhu cầu của Giáo Hội. Trong đó, có một cộng đoàn nam và một cộng  đoàn nữ, sử dụng các phương tiện truyền thông để loan báo Tin Mừng, năm mươi năm  trước khi Giáo Hội chính thức dùng phương tiện này để quảng bá Tin Mừng.

Cha và những con cái của Cha giúp mọi người  đón nhận Tin Mừng một  cách dễ dàng hơn  qua những tờ in ấn (một khám phá mới của thế giới truyền thông đầu thế kỷ 20) vì con người của thế kỷ mới không thích bị cưỡng bách. Luôn luôn nghiên cứu những dấu chỉ của thời  đại, Cha đã là người đi trước, khám phá ra những con đường mới để Giáo Hội có thể  trình bày kho tàng Kitô Giáo cho mọi người cách phổ thông và hữu hiệu. Vài giờ trước khi chết, Đức Thánh  Cha Phaolô VI đã ở bên cạnh ngài để tỏ lòng biết ơn đến một người con thảo của  Giáo Hội. Với lòng khâm phục sâu sắc, Đức Thánh Cha nói: “Alberione đã phân phát  20 triệu sách Kinh Thánh trên khắp thế giới!”

Nhưng với hàng ngàn thành viên trong năm cộng đoàn  tu sĩ, bốn tu hội và một cộng đoàn Người Cộng Tác Pauline, Cha Alberione không  là ai khác hơn là người Cha và Đấng sáng lập. Là một nhà lãnh đạo có uy tín, có  sức lôi cuốn và biết thấy trước sự kiện, Cha Giacôbê Alberione tin rằng, ngay từ  đêm ngài quỳ trước Thánh Thể cầu nguyện lúc mới 16 tuổi,  ngài đã được mời gọi bởi Chúa Giêsu Thầy Chí Thánh để làm một sự gì cho Thiên Chúa và nhân loại trong thế kỷ mới--"Tất cả mọi người hãy đến với Thầy" (Mt. 11,28).

Đối với Cha Alberione, công việc của Chúa luôn được  bắt đầu trong sự nghèo khó và đức tin. Cha khởi xướng những công việc lớn lao với  những người trẻ không chuyên nghiệp, Cha mắc những món nợ khổng lồ nhưng không  bao giờ vỡ nợ, và không bỏ cuộc khi Cha cảm nghiệm rằng công việc đó là thánh ý  của Chúa. Với những em bé trai gia nhập hội dòng mới: Society of St Paul, Cha  nói: "Các con hãy nâng cao tầm mắt của mình và nhìn vào cây đồ sộ này--một  cây cao đến nỗi chúng ta không nhìn thấy đỉnh cây. Cây cao đó chính là hội dòng  của chúng ta. Chúng ta đang đứng ở dưới chân của một cái núi khổng lồ; hãy trèo  lên nó và nhìn kỹ phong cảnh của nó. Chân trời của chúng ta là thế giới.” Cái  cây khổng lồ mà Cha nói đến đã trở nên Gia Đình Phaolô.

Hôm nay tại hơn 50 quốc gia, con cái của Chân Phước  Giacôbê Alberione làm ánh sáng Tin Mừng được trở nên sống động qua màu sắc và  âm thanh, hình ảnh và câu chuyện. Toàn cầu họ xuất bản trên 20 tạp chí, 40 nhà  xuất bản, recording studio, nhà sách để Lời Chúa được gặp gỡ mọi người. Một số hội  dòng Cha sáng lập sống đời mục vụ trong giáo xứ, dạy giáo lý.

Trước bất kỳ một công việc tông đồ lớn nào, đời sống  tâm linh và cầu nguyện luôn đi trước. Cha luôn dạy rằng “sự thành công” của  việc tông đồ không phụ thuộc vào loài người và những tài nguyên hạn hẹp của họ.  Sự thành công là nhờ quyền năng và thánh ý của Thiên Chúa. Việc tông đồ của các  thành viên Phaolô là một việc quá sức họ, và bất cứ ai vì việc cứu rỗi thế giới  này là nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần.

Vì vậy Cha Giacôbê Alberione nhắc nhở con cái của ngài: “Chúng  ta cần các vị thánh đi trước chúng ta trên con đường truyền giáo mới.... Công  việc này không phải là công việc hễ muốn là làm được, nhưng cần một tông đồ  chân thực. Tìm ánh sáng và ân sủng cần thiết trước bí tích Thánh Thể, và ơn  kiên trì, qua lời cầu bầu của Mẹ Maria”.

Share:

Tuesday, April 19, 2022

Đức Giêsu – Thầy Chí Thánh

Cha Alberione không ngừng nhấn mạnh cho các con cái của ngài rằng tiến trình thánh hoá là một tiến trình Kitô hoá: “cho đến khi Chúa Kitô được thành hình trong tôi”. Vì thế, các nữ tử sẽ là thánh theo như mức độ họ sống sự sống của Đức Giêsu Kitô, hay nói đúng hơn, theo mức độ Đức Giêsu Kitô sống trong họ. Cho đến khi họ có thể cảm nghiệm điều mà Thánh Phaolô nói về chính mình: “Tôi sống, nhưng không còn là tôi nữa, mà là Đức Kitô sống trong tôi”.

Điều này tiến trình dần dần cho tới khi đạt đến “tầm vóc của Đức Giêsu Kitô, như một đứa trẻ dần dần lớn lên thành một người trưởng thành.”

Câu trích dưới đây giải nghĩa cách tóm gọn về lời mời gọi của Cha Alberione để sống Chúa Giêsu Đướng, Sự Thật và Sự Sống cách cụ thể trong cuộc sống hằng ngày:

Đức Giêsu Kitô là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Công việc của đời sống thiêng liêng bao bồm: a) bắt chước sự thánh thiện của Đức Giêsu Kitô, Đấng chỉ cho chúng ta con đường qua các gương sáng và giáo huấn của Ngài: “Hãy trở nên hoàn thiện”; b) một tinh thần đức tin nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng là Sự Thật, suy nghĩ theo Tin Mừng, theo Tân Ước như được Giáo Hội truyền đạt; c) ân sủng – là sự tham gia vào sự sống của Chúa Giêsu Kitô thông qua các bí tích và tất cả các phương tiện ân sủng. Đây là cách thế để Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Đường, Sự Thật và Sự Sống được hình thành trong chúng ta: “Hãy trở nên giống Ngài”. Như thế, Đức Giêsu Kitô sẽ nuôi dưỡng các năng lực ý chí, trí tuệ và tình cảm của linh hồn ta. (CISP 11-12)
Share:

BTemplates.com

Blog Archive