Wednesday, October 23, 2024

Chân phước Timothy Giaccardo, người bạn đồng hành và trợ tá trung thành của Chân phước Giacôbê Alberione

Giuseppe Giaccardo sinh ngày 13 tháng 6 năm 1896 tại tỉnh Cuneo, nước Ý, trong một gia đình sùng đạo. Giuseppe là con trai đầu lòng của ông Stefano và bà Maria, bà rất sùng kính Đức Trinh Nữ Maria. Từ mẹ mình, cậu bé Giuseppe đã học được lòng sùng kính Đức Mẹ. Cậu bé Giuseppe là một học sinh ngoan ngoãn, nhận được sự yêu mến và đánh giá cao từ các thầy cô giáo.

Khi Cha James Alberione là linh mục phó xứ tại Narzole, cha Alberione nhận ra sự chuyên cần khác thường của cậu bé này. Lòng đạo đức của cậu vượt trội hơn các bạn cùng trang lứa. Cuối cùng, Cha Alberione đã gửi Giuseppe đến Chủng viện Alba vào tháng 10 năm 1908.

Giuseppe luôn trung thành với các nhiệm vụ học tập, tuân theo các quy luật và rất đạo đức. Giuseppe đã gây nên ấn tượng cho mọi người bằng cách làm những điều bình thường trong cuộc sống cách phi thường. Chúng sinh Giuseppe không phô trương hay chỉ huy, mà chỉ phát triển các nhân đức với sự dấn thân và lòng kiên định phi thường. Giuseppe đã thành công trong việc thực hành lý tưởng này cả suốt cuộc đời mình. Thật là khó để tìm ra những điều gọi là phi thường trong cuộc đời của Giuseppe Giaccardo. Giuseppe sống trọn vẹn từng giây phút hiện tại bằng sự kiên định và dấn thân sống ơn gọi của mình.

Giuseppe Giaccardo được phong chức linh mục vào ngày 19 tháng 10 năm 1919, ngài là linh mục đầu tiên của Dòng Thánh Phaolô. Khi chọn tên mới cho mình, cha cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, con muốn tách rời khỏi mọi sở thích của trần gian, và mọi cảm giác ganh tị. Con chỉ xin một tên gọi phản ánh đời sống và cuộc chiến tâm linh của con; con nghĩ đến ‘Ti-mô-thê’, người môn đệ được yêu mến của Thánh Phaolô.” Đó là tên mà Cha Alberione đã đặt cho Cha Giaccardo khi Cha nhận lời khấn vào ngày 30 tháng 6 năm 1920. Với tên gọi mới này, cha Ti-mô-thê không hề hoài nghi về sứ mệnh của mình. Cha cố gắng trở thành “một tâm một trí” với Cha Alberione, như Ti-mô-thê với Thánh Phaolô vậy.

Cha Ti-mô-thê đã là một môn đệ trung thành của cha Alberione, đấng sáng lập Gia đình Phaolô, và cộng tác với ngài trong mọi việc. Cha hiểu rõ giá trị của việc cộng tác với một người đã nhận được đặc sủng từ Chúa. Cha đã cố gắng thấu hiểu sâu sắc con người của cha Alberione. Điều này giúp cha can thiệp đúng lúc để giải quyết các vấn đề tế nhị, cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Châm ngôn của cha luôn là: “Lạy Chúa, con không muốn làm hài lòng bản thân, con không tìm kiếm lợi ích cho chính mình, con chỉ muốn thánh ý Ngài được thể hiện và để mói sự được xảy ra cách tốt đẹp."

Chức vụ của cha bao gồm viết lách, biên tập và phân phối tài liệu tôn giáo. Ngoài ra, cha còn giúp đỡ trong việc đào tạo các thành viên trẻ hơn của dòng, dạy thần học và là người hướng dẫn ơn gọi. Năm 1926, Cha được giao nhiệm vụ thành lập nhà đầu tiên của Dòng Phaolô tại Rôma. Ở đó, Cha đã biên tập tờ báo tuần “Tiếng nói của Rome” và quản lý xưởng in. Cha được triệu hồi về Alba để quản lý nhà mẹ, nhưng lại được cử về Rôma vào năm 1946 để làm bề trên Tỉnh Dòng Thánh Phaolô và phó tổng bề trên của Dòng. Nhận ra tầm quan trọng của việc cầu nguyện để hỗ trợ các hoạt động mục vụ của Gia đình Phaolô, cha đã thành lập Nữ tu Môn đệ Thầy Chí Thánh, dòng chiêm niệm (Pie Discepole del Divin Maestro, DP). Khi Tòa Thánh phản đối việc phân chia một số các Nữ tu Thánh Phaolô qua Dòng Môn đệ Thầy Chí Thánh, Cha Timothy được giao nhiệm vụ tế nhị là thuyết phục các vị cầm quyền ở Vatican phê duyệt cộng đoàn này, điều này đã được thực hiện vào năm 1948.

Sau khi đã dành trọn cuộc đời cho Gia đình Phaolô, Cha Ti-mô-thê Giaccardo đã bước vào cõi vĩnh hằng vào thứ bảy, ngày 24 tháng 1 năm 1948. Cha được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước vào ngày 22 tháng 10 năm 1989. Hàng năm Giáo hội mừng lễ của Chân phước Ti-mô-thê vào ngày 19 tháng 10.

Chân phước Timothy Giaccardo, xin cầu cho chúng con!

Share:

Tuesday, September 10, 2024

Tư tưởng của Cha Alberione về việc tông đồ

Hãy sống bởi Thiên Chúa! Và hãy trao ban Thiên Chúa. (UPS IV 277)

  • Bao nhiều lần bạn tự hỏi mình câu hỏi lớn này: Nhân loại đang đi về đâu, họ đang di chuyển như thế nào, họ đang nhắm mục tiêu nào khi không ngừng đổi mới chính mình trên mặt đất này? Nhân loại giống như một dòng sông cả đổ vào vĩnh cửu. Họ sẽ được cứu? Hay sẽ hư mất đời đời? (SC 232)
  • Chúng ta phải thừa nhận rằng có những mầu nhiệm. Nhưng một điều chắc chắn: một số người tông đồ đùn đẩy công việc đến ngày mai (slept on the job). Họ là những ai? Phải chăng đó là những người đương thời của Đức Giêsu? Không, chính là những kẻ theo sau. Nếu tất cả các tông đồ cho đến nay đều là những vị thánh, thì thế giới hẳn đã biết về tình yêu của Chúa Giê-su khá hơn rồi! Vậy thì tại sao chúng ta không kếp hợp với nhau trong tình huynh đệ của cầu nguyện và hoạt động, để ít nhất đem giáo lý và Tin Mừng đến cho mọi người? (Pr A 274).
Share:

Sunday, July 28, 2024

Linh đạo Kitô giáo cho người truyền thông

Linh đạo Kitô giáo cho người truyền thông nghiên cứu và suy ngẫm trong mặc khải về các cách thức và phương tiện truyền thông của Thiên Chúa với dân Israel, và rút ra những hệ quả từ đó cho việc truyền thông của chính mình:

  • Thiên Chúa nói chuyện với Adam và Eva và những người khác như Cain trong truyền thông cá nhân: “Ngươi ở đâu? Abel, em của ngươi đâu?” (St 3,9).
  • Ngài sử dụng đối thoại nhân loại như trong lời than phiền của Giêrêmia (20:7-9): “Ngài đã quyến rũ con và con đã bị lừa, Ngài đã chế ngự con và đã thắng…”.
  • Ngài gọi các ngôn sứ và các vua theo cách nhân loại và gửi họ đi kèm với các biểu tượng như việc xức dầu.
  • Ngài nói chuyện với Mô-sê “mặt đối mặt” theo cách mà mặt ông trở nên sáng chói và không thể nhìn bằng mắt thường (Đnl 34:10).
  • Ngài hiện ra với ngôn sứ Êlia trên núi Horeb không phải trong cơn gió mạnh, cũng không phải trong trận động đất hay lửa mà trong làn gió nhẹ của sự im lặng (1 V 19:11-13).
  • Ngài bày tỏ sự giận dữ của mình: “Ta sẽ xóa sạch loài người mà Ta đã tạo dựng khỏi mặt đất…” (St 6:7).
  • Ngài hiện ra trong sấm sét, với đám mây dày đặc trên núi và tiếng kèn vang dội (Xh 19,16).

Tóm lại, Thiên Chúa sử dụng mọi cách thức và phương tiện truyền thông của con người được nhúng trong văn hóa của người dân.

Trong mầu nhiệm nhập thể, Chúa Giêsu Kitô là “người truyền thông hoàn hảo” và các cách thức và phương tiện truyền thông của Ngài là tấm gương để người truyền thông Kitô giáo noi theo trong cuộc sống và hành động của mình:

  • Ngài truyền thông qua các hoàn cảnh của cuộc sống như sự sinh ra trong máng cỏ, sự im lặng trong thời gian lớn lên ở Nazareth và 40 ngày trong sa mạc, nhưng cũng qua cái chết trên thập giá.
  • Ngài truyền thông ở mọi nơi Ngài đi và ở, như trên các con đường, trên biển, trên núi, trong nhà và trong đền thờ, qua lời nói và hành động.
  • Ngài truyền thông qua những câu chuyện và dụ ngôn, luôn bắt đầu câu chuyện của mình bằng những trải nghiệm cuộc sống của những người xung quanh Ngài, những người quen thuộc với người gieo giống, những ngư dân, người nội trợ, vua và các tôi tớ của ông, nhưng cũng với góa phụ và người mẹ đang khóc thương con mình.
  • Ngài áp dụng mọi hình thức truyền thông trong mối quan hệ với mọi người: Ngài nói chuyện trong truyền thông cá nhân thân mật với Nicôđêmô, người phụ nữ Samari và các chị em của Lazarô. Ngài chia sẻ trong truyền thông nhóm với các tông đồ, nhưng cũng trong nhóm nhỏ hơn như các khách dự tiệc cưới hoặc những người tham gia bữa ăn.
  • Ngài giảng dạy và truyền đạt với đám đông từ trên núi, bờ biển và trên thuyền.
  • Ngài không sợ ‘xúc phạm’ người khác nếu họ không theo Thiên Chúa như các Pharisêu và kinh sư, nhưng cũng thách thức các môn đệ của mình.
  • Ngài truyền thông theo cách rất đặc biệt và độc đáo qua cuộc khổ nạn và thập giá của Ngài.

Bất kỳ linh đạo nào của người truyền thông Kitô giáo cũng phải dựa trên sự suy ngẫm, chiêm niệm và nội tâm hóa những sự kiện này. Điều này đòi hỏi một đời sống cầu nguyện và chiêm niệm, nơi mà tất cả các hoạt động bên ngoài đều phát xuất từ một kinh nghiệm linh đạo và nội tâm.

Trích từ Linh đạo cho người làm truyền thông Kitô giáo

Share:

Wednesday, July 24, 2024

Chiêm niệm trong hành động

Contemplata Tradere, truyền đạt điều mình suy niệm, là châm ngôn và sứ vụ của Dòng Giảng Thuyết (Đaminh). Mọi người truyền thông Kitô giáo cũng phải làm như vậy. Thánh Inhaxiô Loyôla, sáng lập Dòng Tên, là người đầu tiên được gọi là nhà chiêm niệm trong hành động. Chiêm niệm trong hành động cũng là điều Đức Gioan Phaolô II đòi hỏi nơi người truyền giáo. Một người truyền thông Kitô giáo muốn xứng với tên gọi này cũng phải có thái độ như vậy. Theo Đức Gioan Phaolô II (RM 91), một ‘người chiêm niệm trong hành động’ là người “tìm thấy câu trả lời cho các vấn đề trong ánh sáng của lời Chúa và trong kinh nguyện cá nhân và cộng đoàn. Các tiếp xúc của tôi với đại diện của các truyền thống thiêng liêng ngoài Kitô giáo, đặc biệt các truyền thống ở Châu Á, đã xác nhận cho tôi quan điểm rằng tương lai của truyền giáo tuỳ thuộc một phần rất lớn vào chiêm niệm. Trừ khi người truyền giáo là một người chiêm niệm, họ không thể nào rao giảng Đức Kitô một cách đáng tin được. Họ là một chứng nhân về kinh nghiệm Thiên Chúa, và họ phải có thể nói như các tông đồ: ‘điều chúng tôi đã thấy tận mắt... về Lời sự sống... chúng tôi loan báo cho anh em’ (1 Ga 1,1-3)”. Lời Đức Thánh Cha nói ở cuối Thông điệp của ngài cũng áp dụng cho người truyền thông Kitô giáo: “Nét đặc trưng của mọi cuộc đời truyền giáo đích thực là niềm vui bên trong phát xuất từ đức tin. Trong một thế giới bị dằn vặt và đè bẹp bởi quá nhiều vấn đề, một thế giới bị cám dỗ bởi thái độ bi quan, thì người loan báo ‘Tin Mừng’ phải là một người đã tìm thấy niềm hy vọng thực sự trong Đức Kitô” (số 91). -- Trích từ Linh đạo cho người làm truyền thông Kitô giáo

Share:

Tuesday, July 23, 2024

Linh đạo của người truyền thông là một lời kêu gọi vươn tới sự thánh thiện bản thân

"Linh đạo của người truyền thông là một lời kêu gọi vươn tới sự thánh thiện bản thân. Họ chỉ là một người truyền thông Kitô giáo đích thực nếu họ dấn mình vào việc này và nếu tất cả hoạt động truyền thông của họ tuôn trào từ sự dấn mình này. “Sự thánh thiện phải được gọi là một điều kiện nền tảng và không thể thay thế đối với mọi người trong việc hoàn thành sứ mạng cứu rỗi trong Hội Thánh” (Christifideles Laici, 1988, 17). Lời kêu gọi mọi người phải vươn tới sự thánh thiện là một thách thức đặc biệt đối với những người truyền thông Kitô giáo. Họ phải hằng ngày cố gắng canh tân bản thân trong Thần Khí và ngày càng đi sâu hơn trong sự quý chuộng Kinh Thánh và “cũng cố gắng cập nhật việc huấn luyện giáo thuyết và mục vụ của họ” (RM 91)." -- Linh đạo của người truyền thông Kitô giáo, Tác giả: Franz-Josef Eilers, SVD

Share:

Wednesday, July 10, 2024

Những điều có thể giúp bạn trong quá trình phân định ơn gọi

Đang trên youtube, thì thấy video này nội dung xúc tích và hữu ích nên xin dịch lại ở đây, hy vọng nó có thể giúp bạn trong quá trình tìm hiểu ơn gọi của mình.

Lưu ý: Chị này đã nhận ra 5 điểm dưới đây sau một thời gian dài phân định, cầu nguyện. Khi nhận ra những điểm này nơi bạn, nó không có nghĩa là bạn không có ơn gọi mà có thể là bạn cần tìm biết bản thân hơn để những động lực không chính đáng không còn quá mạnh và những động lực chưa có cơ hội xuất hiện, được nuôi dưỡng. Chỉ qua một thời gian ý thức về bản thân mình, chúng ta mới có thể nhận ra ân sủng và một phần nào đó thánh ý Chúa cho bản thân.

Xin chào mọi người. Tôi là Cameron và hôm nay tôi sẽ nói về năm lý do tại sao bạn không nên phân định đời sống tu trì. Trước hết, tôi muốn nói rằng tôi yêu quý các nữ tu. Tôi nghĩ các nữ tu thật tuyệt vời, thánh thiện, vui nhộn, tôi không nghĩ ra hết những tính từ tích cực tôi muốn dùng cho họ. Họ là những người phụ nữ cực kỳ mạnh mẽ và tôi rất tôn trọng các nữ tu; tôi tôn trọng các nữ tu đến mức tôi đã có lần tìm hiểu ơn gọi tu trì.

Tôi đã tham dự nhiều khóa tĩnh tâm tìm hiểu ơn gọi tu trì và khi tôi 18 tuổi, tôi đã liên lạc với sơ phụ trách ơn gọi và bắt đầu quá trình gia nhập một dòng tu, rõ ràng là điều đó không thành công (tôi sắp kết hôn).

Quá trình gia nhập dòng tu thực sự là khá dài và kỹ càng vì mục đích là để sàng lọc những người lẽ ra không nên bước vào đời sống tu trì. Tôi đã đi được một vài bước trong quá trình này, sơ phụ trách ơn gọi bảo tôi sơ ấy nghĩ ơn gọi tu trì không thích hợp cho tôi. Tôi rất thất vọng, đau lòng, tôi khóc ròng nhiều ngày tháng. Nhưng tôi sẽ kết hôn trong vòng vài tháng. Moi sự có kết quả tốt đẹp. Tôi đã rất giận Chúa vì đã dẫn tôi trên con đường phân định ơn gọi tu trì.

Tôi bắt đầu dò xét sâu trong thâm tâm tại sao Chúa lại nói “không” với tôi về ơn gọi tru trì và tìm thấy những động lực không thích hợp đã thúc đẩy tôi đến việc tham gia phân định ơn gọi tu trì. Tôi muốn chia sẻ với các bạn và có năm lý do tôi nghĩ bạn không nên phân định ơn gọi tu trì.

Điểm số 1: Bạn không nên tìm đến ơn gọi tu trì nếu bạn nghĩ không chàng trai nào có thể yêu bạn. Nếu đó là điều bạn nghĩ, thì bạn sẽ không muốn tìm hiểu về ơn gọi hôn nhân. Sâu thẳm trong tôi, đó là nỗi sợ tôi cưu mang trong lòng. Tôi nghĩ đó cũng là nỗi sợ của nhiều bạn nữ: Tại sao tôi lại chờ đợi nếu không có người nam nào tốt cho đủ, nếu người đàn ông tốt lành đó không hiện hữu.

Trước khi bạn có thể tin rằng Chúa yêu bạn và trước khi bạn có tư tưởng là có người đàn ông nào đó yêu bạn, bạn phải biết, “Tôi đáng được yêu thương và không chỉ có người sẽ yêu thương tôi mà còn là một ngày nào đó người ấy sẽ đến với tôi. Tôi có đức tin, tôi tin tưởng vào Chúa”. Và đây là điều đã không có trong tôi khi tôi phân định ơn gọi tu trì vì tôi thực sự sợ rằng không ai có thể yêu tôi nỗi, ai mà sẽ muốn yêu tôi mãi mãi nên tôi đã chạy vào dòng tu.

Nếu ơn gọi của bạn là hôn nhân, Chúa sẽ đem người tuyệt vời đến với bạn.

Điểm số 2: Bạn không muốn phân định nếu bạn có ơn gọi tu trì nếu bạn sợ bị từ chối trong một mối quan hệ hoặc sợ là bạn có thể bị tổn thương bởi một người đàn ông.

Đối với tôi, bộc lộ sự yếu ớt, dễ bị tổn thương với Chúa với Chúa thì dễ hơn với ai đó vì bạn có thể nói với Chúa bí mật của bạn, nỗi sợ hãi xấu xa nhất của bạn, nói với Chúa cái bạn không chút ưa thích nơi bản thân mình. Bạn không sợ rằng Chúa sẽ tung tin đó đến với hết những người bạn khác của mình. Nhưng nếu bạn chia sẻ sự gì đó về bản thân, họ có thể lạm dụng sự tin tưởng của bạn và họ có thể không giữ kín những bí mật mà bạn đã bộc lộ với lòng tin tưởng.

Tuy nhiên, có nhiều người tuyệt vời trên thế giới, có những đàn ông tuyệt vời, hoàn toàn xứng đáng với sự tin tưởng của chúng ta và để nhắc lại một lần nữa, sự tin tưởng này bắt đầu bằng việc tin tưởng vào Chúa. Hơn nữa, bạn vẫn sẽ phải bộc lộ sự yếu đuối của mình với những người hướng dẫn; bạn và người hướng dẫn ơn gọi của bạn sẽ phải nói chuyện với bạn về mọi thứ. Chính tôi cũng đã phải trải qua điều đó.

 Thứ ba: bạn không nên nghĩ đến việc tìm hiểu đời sống tu trì nếu bạn có quan điểm rằng đời sống nữ tu dễ hơn đời sống làm vợ hay làm mẹ. Đó đã là quan điểm của tôi.

Làm một nữ tu không dễ hơn làm một người vợ hay một người mẹ, đơn giản là mỗi ơn gọi những khó khăn khác nhau của riêng nó. Trong hôn nhân, bạn cố gắng giữ hòa thuận với chồng, giữ bình an trong gia đình, và bạn cố gắng xây dựng một tổ ấm; trong đời sống tu trì, bạn vẫn phải sống với những người khác, trong cộng đồng với các chị em của bạn mà bạn sẽ phải hòa hợp với mọi người.

 Không có ơn gọi nào là dễ dàng, mọi thứ đều có những khó khăn riêng và chỉ vì bạn sợ sự khó khăn của một ơn gọi không có nghĩa là bạn nên tìm đến ơn gọi khác và hy vọng là nó dễ dàng hơn.

Thứ tư: một lý do khác khiến bạn không nên nghĩ đến việc sống đời tu là nếu bạn nghĩ rằng các nữ tu có tiềm năng sống cuộc sống thánh thiện hơn những người đã lập gia đình hoặc những người độc thân. Điều này không đúng, mặc dù các nữ tu dành nhiều thời gian để cầu nguyện và cống hiến cả cuộc đời cho Giáo hội, cả cuộc đời cho Chúa Kitô, cho mọi thứ thật đẹp đẽ, con đường thánh thiện nhất đối với bạn là con đường ơn gọi Chúa muốn cho bạn.

Vì thế, nếu ơn gọi của bạn là hôn nhân thì điều đó sẽ có tiềm năng nhất để bạn được trở nên thánh thiện và gần gũi hơn với Chúa Kitô. Nếu ơn gọi của bạn là đời sống tu trì thì tuyệt vời, đó sẽ là con đường thánh thiện nhất. Nhưng việc chọn đời tu không tự động đảm bảo sự thánh thiện và cũng không tự động đảm bảo rằng bạn sẽ tốt hơn người khác, hoặc bạn trung tín hơn, thánh thiện hơn. Không, những người đi tu cũng phạm tội và cũng cần đi xưng tội nữa.

Lý do cuối cùng để không muốn phân định đời sống tu trì thực sự không là một lý do mà là một câu hỏi. Khi bạn phân định ơn gọi tu trì, bạn cần nghĩ xem tôi có đang chạy trốn điều gì đó không, hay tôi đang bị thu hút bởi điều gì đó khi tôi phân định ơn gọi tu trì. Phần tôi, lúc ấy tôi đang tìm trốn khỏi một điều gì đó, tôi đang chạy trốn khỏi nỗi sợ hãi là tôi sẽ không bao giờ được ai đó yêu thương. Điểu này nghe thật buồn thảm và chúng ta không nên giữ nó với chúng ta.

Tôi đang chạy trốn khỏi nỗi sợ rằng mình không đủ tốt và không đủ thánh thiện trong bậc sống hiện tại, chạy trốn khỏi nỗi sợ không được yêu thương, sợ bị từ chối trong một mối quan hệ, và tôi đang chạy trốn khỏi việc phải đưa ra những quyết định khó khăn về tương lai của tôi. Tôi nghĩ rằng là một nữ tu, bạn không cần phải quyết định mình sẽ học trường đại học nào, bạn không cần phải quyết định nơi bạn sẽ sống. Đó là những điều mà tôi đã chạy trốn khi tôi tìm đến đời sống tu trì. Tôi đã không nhận ra điều đó cho đến khi sơ phụ trách nói đời sống tu trì không thích hợp với tôi.

Nhưng nếu bạn đang bị thúc đẩy bởi một điều gì đó, thì hãy hết mình tìm hiểu nó. Nếu bạn được thu hút để tìm hiểu đời sống tu trì vì bạn thấy nó thật đẹp, bạn không thể nghĩ mình muốn làm gì khác với cuộc đời của mình, thì hãy theo đuổi ý hướng đó. Đừng làm việc đó vì bạn trốn tránh điều gì đó.

Đó là năm lý do tôi rút ra từ kinh nghiệm của mình. Tôi hy vọng bạn nhìn thấy tôi nghĩ các sơ thật là những người tuyệt vời ngay cả khi tôi không được chấp nhận. Tôi đã trưởng thành rất nhiều trong thời gian nhận định ơn gọi. Đó là ơn gọi đáng được tìm hiểu. Tôi hết lòng khuyến khích mọi phụ nữ trẻ ít nhất hãy nghĩ xem nếu bạn có ơn gọi tu trì. Hãy giữ một tâm hồn cởi mở và tiếp tục đi tìm hiểu những dòng khác nhau. Nếu Chúa không muốn bạn đi theo con đường nào đó thì Ngài sẽ đóng cửa lại. Nếu Chúa muốn bạn đi theo con đường nào đó, Ngài sẽ mở cửa rộng cho bạn.

nếu Chúa muốn bạn đi theo con đường đó, ngài sẽ mở rộng cánh cửa cho bạn và mở ra tất cả những khả năng tuyệt vời nếu bạn có bất kỳ lý do nào khác mà tôi có thể đã bỏ qua hoặc nếu bạn có một số lý do tại sao bạn nên sáng suốt về tôn giáo. cuộc sống hãy để lại chúng trong phần bình luận bên dưới để mọi người khác cũng có thể học hỏi và đừng quên đăng ký và nhấn chuông thông báo để bạn sẽ được thông báo mỗi khi chúng tôi đăng video vào thứ Sáu hàng tuần, hãy cầu nguyện cho chúng tôi' đang cầu nguyện cho bạn và chúng tôi sẽ gặp bạn vào thứ Sáu tới

Share:

Tuesday, June 25, 2024

Mục đích duy nhất của Thánh Phaolô

Mục đích duy nhất của thánh Phaolô là biết Chúa Giêsu:  “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi” (Phi-líp-phê 3:8) Sự giàu có không thu hút ngài. Sự được người khác coi trọng, tán thành không là mối lợi cho ngài. Cái chết cũng chẳng làm ngài sợ hãi. Tất cả mọi sự ngài muốn là ngày càng có Chúa Kitô hơn, Chúa Kitô sống trong ngài mỗi ngày càng trọn vẹn hơn. Vì thế, thánh Phaolô được toại nguyện. Nơi Chúa Giêsu, Phaolô tìm thấy mọi thỏa mãn mà lòng ngài mong ước.

Chúng ta có thể học từ ngài. Sự thỏa lòng dựa Chúa Giêsu biến chúng ta thành những người mạnh mẽ. Vì không ai có thể lấy được Chúa Giêsu ra khỏi chúng ta, không ai có thể cướp đi được niềm vui của chúng ta.

Cái chết có lấy mất niềm vui của chúng ta không? Không, Chúa Giêsu vĩ đại hơn cái chết.

Thất bại có thể lấy mất niềm vui của chúng ta? Không, Chúa Giêsu lớn hơn tội lỗi của chúng ta.

Sự phản bội có thể lấy đi niềm vui của chúng ta? Không, Chúa Giêsu sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta.

Bệnh tật có thể cướp đi niềm vui của chúng ta không? Không, Thiên Chúa đã hứa, dù ở bên này hay bên kia của cuộc sống, Ngài sẽ chữa lành chúng ta.

Sự thất vọng có thể lấy mất niềm vui của chúng ta không? Không, bởi vì mặc dù kế hoạch của chúng ta có thể không thành công nhưng chúng ta biết kế hoạch của Chúa sẽ không bao giờ bị thất bại.

Cái chết, thất bại, phản bội, bệnh tật, thất vọng – không sự gì có thể lấy đi niềm vui của chúng ta, vì chúng không thể lấy đi Chúa Giêsu của chúng ta. Vì Chúa là Đấng trung tín.

Lấy ý từ Anxious For Nothing by Max Lucado

Share:

BTemplates.com